Cơ chế điều hòa sinh sản


Nội dung bài giảng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

-       Các hoocmôn FSH, LH, testostêrôn và GnRH có vai trò chủ yếu trong quả trình sinh tinh ở tinh hoàn và trong quá trình phát triển, chín và rụng trứng ở buồng trứng.

-       Điều tiết nồng độ các hoocmôn sinh dục đực và cái chủ yếu là nhờ mối liên hệ ngược từ tuyến sinh dục lên tuyến yên và vùng dưới đồi.

-       Hệ thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

II.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

                              PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

♦     Nghiên cứu sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh (hình 46. 1) và trả lời các câu hỏi sau:

-        Cho biết tên các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn.

-       Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như thê nào?

Trả lời

-       Các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn là FSH, LH (cùa tuyến yên) và testostêrôn (của tinh hoàn).

-       Từng hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như;

+ FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn.

+ Testostêrôn kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh linh trùng.

♦     Nghiên cứu sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng (hình 42.6)và trả lời các câu

hỏi sau:

-       Cho biết tên các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng.

-       Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng như thế nào?

Trả lời:

-       Các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng là: FSH và LH của tuyến yên. Vàng dưới đồi tiết ra yếu tố giải GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.

-       Từng hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển chín và rụng trứng.

+ FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hại bao quanh tế bào trứng, nang trứng sản xuất Ơstrôgen)

+ LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmôn này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH.