Hô hấp ở thực vật


Nội dung bài giảng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

   

-    Hô hấp là quá trình ôxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucôzơ thành khí cacbonic, nước và tích lũy năng lượng ở dạng dễ sử dụng là APT

-   Phương trình hô hấp tổng quát:

C6H1206 + 602 -> 6C02+ 6H20 + Năng lượng (nhiệt + ATP)

-    Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất gồm đường phân (là quá trình phân giải glucozơ đến axit priuvic và giải phóng năng lượng) và lên men (axit ptruvic lên men tao ra rượu êtilic và C02 hoặc tạo ra axit lactic).

 - Phân giải hiếu khi gồm đường phân vá hô hấp hiếu khi. Hô hấp hiếu khi gồm

chu trình Crep và chuỗi chuyền electron xảy ra trong ti thể. Từ 1 phân tử

glucôzơ qua phân giải hiếu khi giải phóng năng lượng (gồm nhiệt lượng + 3 ATP).

-        Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau.

-        Hô hấp chịu ảnh hưởng của môi trường và điều chỉnh các yếu tố môi trường là biện pháp bảo quản nông phẩm.

-       Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng C02 ở ngoài sáng.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

                      PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

♦      Quan sát hình 12.1 và trả lời các câu hỏi sau:

-  Vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải hình chứa hạt nảy mầm (hình 12. 1A) bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động?

-  Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái (hình 12.1 B) có phải do hạt nãy mầm hô hấp hút O2 không, vì sao?

-  Nhiệt kế trong hình (hình 12.1C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài  hình chứng thực điều gì?

Trả lời:

-    Nước vôi trong hình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm họat động là do hạt đang nảy mầm thải ra C02. Điều đó chứng tỏ rằng hạt đang nảy mầm hô hấp giải phóng ra C02.

-  Đúng, giọt nước màu di chuyển sang phía bên trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì ôxi đã được hạt đang nẩy mầm hô hâp hút.

Nhiệt kế trong hình (hình 12.1C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài chứng thực hô hấp giải phóng nhiệt

♦    Dựa vào hình 12.2, hãy cho biết có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit ptruvic được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong đường plân?

Trả lời:

Có 4 phân tử ATP và 2 phân tử axil ptruvic được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong đường phân.

Dựa vào kiến thức Sinh học 10, hãy mô tả cấu tạo ti thể là bào quan hô hấp hiếu khí.

Trả lời:

Ti thể được bao bọc hỏi màng kép. Màng ngoài nhân, được tạo thành lừ mạng lưới nội chất trơn. Màng trong gấp nếp tạo thành nhiều mào (crista) ngăn ti thể thành 2 xoang: xoang trong và xoang ngoài. Xoang trong chứa chất nền (matrix) dạng bán lỏng và có nhiều enzim của chu trình Crep. Xoang ngoài nằm giới hạn giữa hai lớp màng của ti thể là kho chứa các ion H+ Trên bề mặt của màng trong đính các hạt cực nhỏ có chứa các enzim tham gia vào hệ thống truyền điện tử, tức là các enzim có vai trò quan ưọng trong việc biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành năng lượng ATP cho tế bào.

► Dựa vàn sơ đồ trên hình 12.2, hãy so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men?

Trả lời:

Hiệu quả năng lượng của quá trình hô hâp hiếu khí khi phân giải 1 phân lử alucôzơ là 38 ATP (chưa tính 2 ATP mất do vận chuyển chủ động). Hiệu quả năng lượng của quá trình lên men khi phân giải 1 phân tử

glucozd là 2 ATP.

Vậy hô hấp hiếu khí hiệu quả hơn lên men 38/2 = 19 lần.

Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là

tiên đề cho hô hấp và ngược lại?

Trả lời:

Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 và 02) là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa trong hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là O2 và H2O lại là chất xuấi phát để tổng hợp nên và giải phóng ra ôxi trong quang hợp.

♦      Dựa vào kiến thức về hô hấp đã học ở phần  trên, hãy nêu vai trò của ôxi đổi với hố hấp của cây.

Trả lời:

Có ôxi mới có hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu khí bảo đảm cho quá trình phân giải hoàn toàn nguyên liệu hô hấp giải phóng ra C02 và nước, tích lũy nhiều năng lượng hơn so với phân giải kị khí.

♦     Dựa vào kiến thức về hô hấp. mối quan hệ giữa hô hấp và môi trưởng, hãy nêu một số biện pháp bảo quản nóng phẩm.

Trả lời:

  1. Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thưởng sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16° tùy theo từng loại hạt.
  2. Bảo quản lạnh: Phần  lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, của lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở 4°C, cải hắp ở l°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 - 7°C.
  3. Bảo quản trong điều kiện nồng độ C02 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thưởng sử dụng trong các kho kín có nồng độ C02 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.