Phát triển ở thực vật có hoa


Nội dung bài giảng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).
- Sinh trưởng và phát triển là những quá trình tương tác lẫn nhau trong chu trình sống của cơ thể thực vật.
- Những nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa: tuổi cây, xuân hóa, quang chu kì.
- Hoocmôn ra hoa là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
- Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và là sắc tố nảy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

                               PHẦN TÌM HIỄU VÀ THẢO LUẬN

 

♦     Quan sát hình 36 và trả lời câu hỏi: Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm?

Trả lời:

Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến độ tuổi xác định.

Dựa vào sự ra hoa để xác định tuổi của thực vật 1 năm

♦     Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp ?

Trả lời:

ở điều kiện quang chu kì thích hợp. trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen). Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng cùa thân làm cho cây ra hoa.

♦     Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt. cứ nảy mầm.

Trả lời:

-        Có thể thúc củ nẩy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ bằng nhiệt độ cao hay ngoài nắng, bằng hoá chất hay các chất kích thích sinh trưởng (gibêrelin) như ở củ khoai tây.

-        Có thể thúc củ nẩy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ bằng cách của hạt trong nước ấm, đảo hạt nảy mầm, dùng hoocmôn kích thích, thí dụ: hạt thóc, hạt đậu,...