Tiêu hóa ở động vật


Nội dung bài giảng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

-       Ở động vật chưa có quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa thủy phân chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản các chất dinh dưỡng đơn giản được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

-       Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

-       Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.

II. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCII GIÁO KIIOA

                   PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

Đánh dấu X vào ô □ cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa:

□       Tiêu hóa là quá trình làm thay đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

□          Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chấi đinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể

♦      Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:

  1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng Phần  thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được Thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
  2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
  3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chấi dinh dưỡng đơn giản.

Đánh dấu X vào ô □ cho câu trả lời đáng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa.

□     1 -» 2 —► 3               □ 2 —» 1 3                        0 2 -» 3 -» 1 □ 3 —» 2 1

-        Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

Trả lời:

-        Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào ưên thành túi tiêu hóa).

Thức ăn phải được tiếp tục tiêu hóa nội bào (tiêu hóa trong không bào tiêu hóa) trở thành dạng đơn giản để cơ thể có thể sử dụng được

♦     Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim (hình 15.3

—> hình 15.5 có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa ở người? Các bộ phận đó có chức năng gì?

Trả lời:

Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất châu chấu, chim có bộ phận khác với ống tiêu hóa của người là: diều, dạ dày cơ (ở chim). Diều là nơi chứa thức ăn và tiết ra các dịch làm mềm thức ăn. Dạ dày cơ rất khỏe có chức năng nghiền nát thức ăn dạng hạt.