Bài 1, 2, 3 trang 212 SGK Sinh 12


Nội dung bài giảng

Bài 1. Tiến hoá nhỏ là gì?

Trả lời:

Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

Bài 2. Giải thích sơ đồ (hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên:

Trả lời:

-   Đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản tạo nguồn biến dị sơ cấp để rồi qua sinh sản tạo ra các biến di tổ hợp (biến dị thứ cấp). Sinh sản hữu tính tạo ra rất nhiều kiểu gen khác nhau (biến dị tổ hợp) ở đời sau. Các kiểu gen trong những môi trường cụ thể sẽ cho ra những kiểu hình khác nhau.

-  Các cá thể với các kiểu hình khác nhau sẽ khác biệt nhau về khả năng sống sót cũng như về khả năng sinh sản (chịu sự tác động của CLTN) nên hoặc là sống sót được (những cá thể có kiểu hình thích nghi) hoặc không sống sót hay khả năng sinh sản kém (những cá thể có kiểu hình không thích nghi).

Bài 3. Những nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể? Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất? Nhân tố tiến hoá nào quy định chiều hướng tiến hoá?

Trả lời:

-  Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên Nhân tố liên hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.

-  Ví dụ, nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể.

+ CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội. 

+ Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 10'6 đến 10-4.