Bài 4, 5 trang 125 SGK Sinh 12


Nội dung bài giảng

Bài 4. Trình bày các cơ chế và vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá.

Trả lời:                                                      . -

* Cách li trước hợp tử

- Cách li nơi ở (sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi nhưng sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

- Cách li tập tính: Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau.

- Cách li thời gian (mùa vụ): Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.

- Cách li cơ học: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Ví dụ, các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

* Cách li sau hợp tử

Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

Bài 5. Hãy chọn câu đúng nhất.

Khi nào thì ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó là thuộc về hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.

B. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.

C. Hai cá thế đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hoá giống nhau.

D. Hai cá thể đó có thể giao phối với nhau và cho ra đời con hữu thụ.

Trả lời: D