Bài tập trắc nghiệm 17,18,19,20,21,22,23 trang 32 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12


Nội dung bài giảng

17. Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là

A. 4.                     B. 8.                           C. 16                       D. 32.

18. Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là

A. B, b, D, d, E, e, F, f.                              

B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.

C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.                        

D. BbDd, EEff, Bbff, DdEE.

19. Tương tác gen là

A. hiện tượng các gen trực tiếp tác động với nhau để tạo ra kiểu hình mới.

B. dạng tương tác chỉ xảy ra giữa các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

C. tương tác bổ sung cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 15 : 1.

D. do các sản phẩm của các gen tương tác với nhau.

20. Tác động đa hiệu của gen là

A. gen có nhiều bản sao trong hệ gen.

B. gen có thể tác động làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng

C. gen có thể tạo nhiều sản phẩm.

D. gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình khác nhau.

21.Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế

A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.

B. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng,

C. nhiềú gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng.

D. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen.

22. Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích

A. hiện tượng biến dị tổ hợp.

B. kết quả của hiện tượng đột biến gen.

C. một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

D. sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng

23. Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là

A. 2 cặp gen alen quy định các tính trạng nằm trên những NST khác nhau.

B. thế hệ lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen.

C. tỉ lệ phân li về kiểu hình ở thế hệ con lai.

D. tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.

ĐÁP ÁN