Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 50 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6


Nội dung bài giảng

Bài 1. Em hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Lời giải :

-       Hoa bao gồm các bộ phận chính : đài, tràng, nhị và nhuỵ. Hoa còn có cuống hoa và đế hoa.

+ Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tuỳ theo từng loại cây.

+ Mỗi nhị gồm chỉ nhị và bao phấn đính trên chỉ nhị. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

+ Nhuỵ gồm có đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

-        Bộ phận quan trọng nhất của hoa là nhị và nhuỵ, vì nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chính của hoa.

Bài 2. Em hãy quan sát từng hoa trong hình 29.1 SGK, tìm xem mỗi hoa có bộ phận sinh sản chủ yếu nào rồi xếp chúng vào nhóm thích hợp (bằng cách dùng dấu (+) điền vào vị trí đúng).

Lời giải :

Hoa

số

Tên hoa

Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

 

Thuộc nhóm hoa

Nhị                     Nhuỵ         

1

Hoa dưa chuột

 

+

Hoa đơn tính (hoa cái)

2

Hoa dưa chuột

+

 

Hoa đơn tính (hoa đực)

3

Hoa cải

+

+

Hoa lưỡng tính

4

Hoa bưởi

+

+

Hoa lưỡng tính

5

Hoa liễu

+

 

Hoa đơn tính (hoa đực)

6

Hoa liễu

 

+

Hoa đơn tính (hoa cái)

7

Hoa cây khoai tây

+

+

Hoa lưỡng tính

8

Hoa táo tây

+

+

Hoa lưỡng tính

Bài 3*. Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với côn trùng và đối với sự thụ phấn của hoa ?

Lời giải:

Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút côn trùng. Côn trùng có thể phát hiện ra chúng từ xa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn hoa rồi lại sang hoa khác nên có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn.

Bài 4. Em hãy nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.

Lời giải :

Đặc điểm khác nhau

Hoa tự thụ phấn

 

Hoa giao phấn

Loại hoa.

Hoa lưỡng tính.

-    Hoa đơn tính.

-    Hoa lưỡng tính.

Thời gian chín của nhị so với nhuỵ.

Nhị và nhuỵ chín đồng thời.

Nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc.

Bài 5. Người ta thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả nhằm mục đích gì ?

Lời giải:

Việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho cây, vừa có lợi cho con người:

-       Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn làm cho cây sai quả hơn.

-       Ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong.

Bài 6. Trong trường hợp nào con người thường chủ động thụ phấn cho hoa ?

Lời giải :

Con người thường chủ động thụ phấn cho hoa trong những trường hợp sau :

-       Khi sự thụ phấn nhờ động vật hoặc nhờ gió gặp khó khăn, người ta đã thụ phấn bổ sung cho hoa.

-       Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt người ta đã chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn.

-       Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới.

Bài 7. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ?

Lời giải:

-       Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.

Sau khi thụ phấn, hạt phấn trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. Ông phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong bầu. Khi tiếp xúc với noãn, tế bào sinh dục đực của ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.

-       Thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.

Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học