Bài 1, bài 2, bài 3 trang 49 SGK Sinh học 7


Nội dung bài giảng

Bài 1 (trang 49 sgk Sinh học 7): Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan ?

Lời giải:

Sán lá gan Giun đũa
- Cơ thể hình lá, dẹp theo chiều lưng bụng.

- Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại.

- Tiết diện ngang hình tròn.

- Các giác bám phát triển.

- Phát triển cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng.

- Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể.

- Cơ dọc phát triển

- Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn. - Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.

- Sinh sản:

+ Lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng).

+ Đẻ 4000 trứng mỗi ngày.

- Sinh sản:

+ Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống.

+ Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

 

Bài 2 (trang 49 sgk Sinh học 7): Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người ?

Lời giải:

 Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

    - Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

    - Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

    - Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

    - Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

Bài 3 (trang 49 sgk Sinh học 7): Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?

Lời giải:

 Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

    - Ăn chín, uống sôi,

    - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    - Diệt trừ ruồi nhặng,

    - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.