Lý thuyết bài vệ sinh hô hấp


Nội dung bài giảng

I- Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp ở những mức độ khác nhau (bảng 22).
Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp

II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

Nếu được luyện tập thể dục thể thao đúng cách (tập vận động cơ, xương, đồng thời với tập thở thường xuyên đều đặn từ bé, hay được tập luyện trong độ tuổi cơ, xương còn phát triển (< 25 tuổi ở nam, < 20 tuổi ở nữ), bạn sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khi cần là tối thiếu, nhờ vậy mà có được dung tích sống lí tưởng.
Luyện tập để thở bình thường mỗi nhịp sâu hơn (lượng khi lưu thông lớn hơn) và giảm số nhịp thở trong mỗi phút cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả hô hấp, do tỉ lệ khi hữu ích (có trao đổi khi) tăng lên và tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.
Hiệu quả trao đổi khi còn phụ thuộc hệ tuần hoàn. Nếu như dung tích sống lớn, sự thông khí ở phổi tốt mà tim không có khả năng bơm đủ số máu cần thiết tới phổi hay máu không đủ số hồng cầu để tiếp nhận 02... thì cơ thể vẫn ở trong tình trạng thiếu 02 và ứ đọng CO2.