Bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 41 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9


Nội dung bài giảng

Chọn 1 phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất với mỗi bài sau :

1. Tham gia vào cấu trúc của ADN có các bazơ nitric nào ?

A. Ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và uraxin (U).

B. Guanin (G), xitôzin (X), ađênin (A), uraxin (Ư).

C. Ađênin (A), timin (T), uraxin (U), guanin (G).

D. Ađênin (A), timin (T), guanin (G), xitôzin (X).

2. Phân tử nào có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền ?

A. Cacbohidrat.                               B. Lipit.

C. ADN.                                          D. Prôtêin.

3. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là

A. glucôzơ.                                      B. axit amin

C. nuclêôtit.                                     D. axit béo.

4. Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạne cùa ADN. yếu tố nào là quyết định nhất ?

A. Cấu trúc xoắn kép của ADN.

B. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit. 

C. Số lượng các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

5. Yếu tố nào cần và đủ để quy định tính đặc thù của phân tử ADN ?

A. Số lượng các nuclêôtit.

B. Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.

C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

6. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do

A. sự trùng hợp một loại đơn phân.

B. sự trùng hợp hai loại đơn phân.

C. sự trùng hợp ba loại đơn. phân.

D. sự trùng hợp bốn loại đơn phân.

7. Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng

A. trình tự của mỗi nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. trình tự của các bộ ba nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

C. trình tự của các bộ hai nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

D. trình tự của các bộ bốn nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

8. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A. A = X ; G = T.                         

B. A = G ; T = X. 

C. A + T = G + X.

D. A/T = G/X.

9. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A.  A T G X A T

     A G X G T A

B.  A G A A X T

     A X T T G A

C.  A G X T A G

     T X G A T X

D. A G G A X X T

     T X X T G A A

10. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN là gì ?

A. Một bazơ lớn (X, G) được liên kết với một bazơ bé (T, A).

B. liên kết với T, G liên kết với X.

C. A + G = T + X.

D.A + G/T + X=1.

Lời giải:

1

2

        3

4

5

        6

        7 

8

9

       10

D

       C

       C

B

C

        D

B

D

        C

B