Báo cáo thực hành


Nội dung bài giảng

BÁO CÁO THỰC HÀNH

      Tên bài thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

      Họ và tên học sinh:

      Lớp:

1. Kiến thức lí thuyết:

- Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào?

  Trả lời:

      Có 4 loại môi trường sống của sinh vật: môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.

- Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật?

  Trả lời:

    Có hai nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật là:

      • Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống).

      • Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

- Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?

  Trả lời:

      Đặc điểm cây ưa sáng: phiến lá hẹp, dày, có nhiều gân, có màu xanh nhạt, lớp cutin dày, có lông bao phủ.

- Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?

  Trả lời:

      Đặc điểm cây ưa bóng: phiến lá rộng, mỏng, có ít gân, có màu xanh thẫm, không có lớp cutin và lông bao phủ.

- Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô?

  Trả lời:

      Các loài động vật mà em quan sát được, có 1 số loài sống trong nước, 1 số loài ưa ẩm và 1 số loài ưa khô.

- Kẻ hai bảng đã làm trong giờ thực hành vào báo cáo.

Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành

Giải bài 45-46 thực hành sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây

STT Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là Những nhận xét khác (nếu có)
1 Cây bàng Trên cạn Phiến lá dài, lá màu xanh nhạt Lá cây ưa sáng  
2 Cây chuối Trên cạn Phiến lá to và rộng, lá màu xanh nhạt Lá cây ưa sáng  
3 Cây hoa súng Trên mặt nước Phiến lá to rộng, lá màu xanh thẫm Lá cây nổi trên mặt nước  
4 Cây lúa Nơi ẩm ướt Phiến lá dài, lá nhỏ, có lông bao phủ, lá màu xanh nhạt Lá cây ưa sáng  
5 Cây rau má Trên cạn nơi ẩm ướt Phiến lá mỏng, nhỏ, lá màu xanh thẫm Lá cây ưa sáng  
6 Cây lô hội Trên cạn Phiến lá dày, dài Lá cây ưa bóng  
7 Cây rong đuôi chồn Dưới nước Phiến lá rất nhỏ Lá cây chìm trong nước  
8 Cây trúc đào Trên cạn Phiến lá dài, có lớp sáp bao phủ Lá cây ưa sáng  
9 Cây lá lốt Trên cạn, nơi ẩm ướt Phiến lá mỏng, bản lá rộng, lá màu xanh thẫm Lá cây ưa bóng  
10 Cây lá bỏng Trên cạn Phiến lá dày, lá màu xanh thẫm Lá cây ưa bóng  

Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được

STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống
1 Ruồi Môi trường trên cạn (trên không) Có cánh, miệng có vòi hút thức ăn
2 Giun đất Môi trường trong đất Cơ thể dài, phân đốt, hô hấp qua da
3 Ốc sên Môi trường trên cạn Có vỏ đá vôi, thân mềm, không phân đốt
4 Châu chấu Môi trường trên cạn (trên không) Có cánh, hàm khỏe ăn thực vật
5 Cá chép Môi trường nước Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
6 Ếch Môi trường trên cạn và nước (nơi ẩm ướt) Chân có màng, hô hấp bằng da, phổi
7 Rắn Môi trường trên cạn Không có chân, da khô, có vảy sừng
8 Mực Môi trường nước Thân mềm, đầu có nhiều tua

2. Nhận xét chung của em về môi trường đã quan sát

      - Môi trường này đã đảm bảo tốt cho động và thực vật sinh sống.

      - Qua bài thực hành: em đã tìm hiểu và phân loại được các loài thực vật dựa vào đặc điểm hình thái của chúng cũng như môi trường sống của một số loài động vật.