Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 Tiết 55 trang 65 sgk Toán 4


Nội dung bài giảng

Bài 1. Viết theo mẫu:

Đọc

Viết

Chín trăm chín mươi mét vuông

990 m2

Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông

 
 

1980m2

 

8600dm2

Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét vuông

 

Bài 2 Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1m2 = ….dm2                            400 dm2 = ….m2

100dm2 = …m2                       2110 m2 = …dm2

1m2 = …cm2                              15m2 = ….cm2

10 000 cm2 = …m2                10dm22cm2 = …cm2

Bài 3 Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể?

Bài 4. Tính diện tích của miếng bìa có các kích thước theo hình vẽ dưới đây:

Hướng dẫn giải:

Bài 1

Đọc

Viết

Chín trăm chín mươi mét vuông

990 m2

Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông

2005 m2

Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông

1980m2

Tám nghìn sáu trăm đề-xi-mét vuông

8600dm2

Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét vuông

28911 cm2

Bài 2

1m2 = 100 dm2                           400 dm2 = 4 m2

100dm2 = 1 m2                       2110 m2 = 211000 dm2

1m2 = 10000 cm2                      15m2 = 150 000cm2

10 000 cm2 = 1 m2                 10dm22cm2 = 1002 cm2

Bài 3

Diện tích của một viên gạch lát nền là:

\(30 \times 30 = 900\) (cm2)

Diện tích căn phòng là:

\(900 \times 200 = 180000\) (cm2) = \(18\) m2

                       Đáp số \(18\) m2

Bài 4 . Có thể cắt hoặc chia hình đã cho thành các hình chữ nhật như  sau:

Diện tích hình chữ nhật H1 là:

\(4 \times 3 = 12\) (cm2)

Diện tích hình chữ nhật H2 là :

\(6 \times 3 = 18\) ( cm2)

Chiều rộng của hình chữ nhật H3 là:

\(5 – 3 = 2\) (cm)

Diện tích của hình chữ nhật H3 là:

\(15 \times 2 = 30\) (cm2)

Diện tích miếng bìa là:

\(12 + 18 + 30 = 60\) (cm2)

                          Đáp số \(60\) (cm2)