Bài 115 trang 47 sgk toán 6 tập 1


Nội dung bài giảng

Bài 115. Các số sau là số nguyên tố hay hợp tố ?

\(312;  213; 435; 417; 3311; 67\).

Bài giải:

+) \(312\) là một hợp số

giải thích:  tổng các chữ số của \(312\) là \(3 + 1 + 2 = 6\) chia hết cho \(3\) nên \(312\) \(\vdots\) \(3\), nghĩa là \(312\) có ước là \(3\), khác \(1\) và \(312\) do đó nó là hợp số .

+) \(213\) là một hợp số.

giải thích:  tổng các chữ số của \(213\) là \(2 + 1 + 3 = 6\) chia hết cho \(3\) nên \(213\) \(\vdots\) \(3\), nghĩa là \(213\) có ước là \(3\), khác \(1\) và \(213\) do đó nó là hợp số .

+) \(435\) là một hợp số

giải thích: \(435\) có chữ số tận cùng là \(5\) nên \(435\) \(\vdots\) \(5\) nghĩa là \(435\) có ước là \(5\) khác \(1\) và \(435\) do đó nó là hợp số.

+) \(417\) là một hợp số.

giải thích: \(417\) có tổng các chữ số là \(4+1+7=12\) chia hết cho \(3\) nên \(417\) \(\vdots\) \(3\), nghĩa là \(417\) có ước là \(3\), khác \(1\) và \(417\) do đó nó là hợp số.

+) \(3311\) là một hợp số.

giải thích: \(3311 = 11 . 301\) nên \(3311\) có ước là \(11\) và \(301\). Vậy \(3311\) là một hợp số.

+) \(67\) là một số nguyên tố vì nó chỉ có hai ước là \(1\) và \(67\).