Bài 57 trang 124 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1


Nội dung bài giảng

Bài 57 Đoạn thẳng \(AC\) dài \(5cm\). Điểm \(B\) nằm  giữa \(A\) và \(C\) sao cho \(BC= 3cm\).

a) Tính \(AB\).

b) Trên tia đối của tia \(BA\) lấy điểm \(D\) sao cho \(BD= 5cm\). so sánh \(AB\) và \(CD\).

Giải

a, Điểm \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\) nên \(AB+BC = AC\);

\(AB=AC – BC = 5 – 3 = 2 (cm)\).

b) Hai tia \(BC\) và \(BD\) trùng nhau (vì đều là tia đối của tia \(BA\)). Trên tia \(BC\) có \(BC< BD(3<5)\) nên \(C\) nằm giữa \(B\) và \(D\). Suy ra \(BC+CD= BD; CD=BD – BC= 5 -3 = 2(cm)\).

Vậy \(AB=CD(= 2cm)\).