Lý thuyết phép trừ các phân thức đại số


Nội dung bài giảng

1. Phân thức đối.

Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổn của chúng bằng 0

Phân thức đối của phân thức \( \frac{A}{B}\) được kí hiệu là \( -\frac{A}{B}\)

Vậy \( -\frac{A}{B}\)  \( =\frac{-A}{B}\) và \( -\frac{-A}{B}=\frac{A}{B}\)

2. Phép trừ

Qui tắc: Muốn trừ phân thức \( \frac{A}{B}\) cho phân thức \( \frac{C}{D}\), ta cộng \( \frac{A}{B}\) với phân thức đối của \( \frac{C}{D}\)

Vậy: \( \frac{A}{B}-\frac{C}{D}=\frac{A}{B}+(-\frac{C}{D})\).