Bài 2.7, 2.8, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12 trang 7 Sách bài tập (SBT) Vật lý 12


Nội dung bài giảng

2.7.   Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100 g gắn với một lò xo nhẹCon lắc dao động điều hoà theo phương ngang với phương trình \( x=10cos10 \pi t\) (cm).  Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Cơ năng của con lắc bằng

A. 0,50 J.      B. 1,10 J.        C. 1,00 J.         D. 0,05 J.

2.8. Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hoà theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acoscωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy  \({\pi ^2} = 10\). Lò xo của con lắc có độ cứng bằng

A. 25 N/m.    B. 200 N/m.      C. 100 N/m.      D. 50 N/m.

2.9. Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ 10 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là 200 mJ. Lò xo của con lắc có độ cứng là

A. 40 N/m.     B. 50 N/m.       C. 4 N/m.      D. 5 N/m.

2.10.  Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm : biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng nào không thay đổi theo thời gian ?

A. Gia tốc.           B. Vận tốc.               C. Động năng.          D. Biên độ.

2.11. con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m và vật nhỏ có khối lượng 200 g đang dao động điều hoà theo phương ngang. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số dao động của con lắc là

A. 5,00 Hz.       B. 2,50 Hz.          C. 0,32 Hz.         D. 3,14 Hz.

2.12.Một vật nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hoà dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F = -0,8cos4t (N). Biên độ dao động của vật là

A. 8 cm.           B. 6 cm.          C. 12 cm.         D. 10 cm

Đáp án:

2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12
A D A D B D