Giải bài tập sgk lý nâng cao Bài 20: Thực hành: Xác định tốc độ truyền âm


Nội dung bài giảng

Trả lời Câu hỏi (trang 112)
Câu 1 (trang 112 sgk Vật Lí 12 nâng cao):

Trong hai phương án thí nghiệm ở sách giáo khoa có điểm gì giống nhau và khác nhau về cơ sở lý thuyết? Hãy giải thích?

Lời giải:

Về phần nguyên tắc cả hai thí nghiệm đều giống nhau là xác định chiều dài cột không khí có sóng dừng và vộng hưởng. khi chiều dài cột không khí bằng một số lẻ lần một phần tử bước sóng.

Điểm giống nhau ở Phương án thí nghiệm trên là tìm khoảng cách giữa một nút (mit pit tông, mặt nước) đến một bụng (miệng uống). Khi chiều dài thích hợp, miệng uống là một bụng thì âm nghe rõ nhất.

Điểm khác nhau là cách thay đổi chiều dài cột không khí, ở Phương án 1, chiều dài tăng lên nhờ điều chỉnh pít tông, ở Phương án 2 chiều dài cột không khí giảm dần như điều chỉnh độ cao của bình.

Câu 2 (trang 112 sgk Vật Lí 12 nâng cao):

Trong phương án hai, nếu dùng bình B có thể tích rất nhỏ thì kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào? Vì sao?

Lời giải:

Nếu dùng bình có thể tích nhỏ thì phạm vì điều chỉnh độ dài cột không khí bé.

Giải Bài tập (trang 112)
Bài 1 (trang 112 sgk Vật Lí 12 nâng cao):

Vì sao trong các thí nghiệm đã tiến hành, việc xác định bước sóng của âm lại dựa vào việc tìm độ dài của cột khí trong ống khi nghe thấy âm to nhất mà không phải là khi không nghe thấy âm?

Lời giải:

Về nguyên tắc trong các nghiệm tiến hành, việc xác định bước sóng âm có thể dựa vào việc tìm độ dài của cột khi trong ống khí thấy âm. Lúc đó miệng ống sẽ là nút sóng. Tuy nhiêu cách này sẽ không chính xác vì khó có thể xác định khi nào âm tắt hẳn vì vậy sai số sẽ lớn hơn.

Bài 2 (trang 112 sgk Vật Lí 12 nâng cao):

Để xác định tốc độ truyền âm trong không khí, ta có thể chỉ làm thí nghiệm tìm độ dài l của cột khí trong ống khí có cộng hưởng âm lần đầu, rồi tính bước sóng của âm theo công thức: α = 4l được không?

Lời giải:

Nếu trong các thí nghiệm đã tiền hành, việc xác định bước sóng của âm chỉ dựa vào làm thí nghiệm tìm độ dài l của cột khí trong ống khí có cộng hưởng âm lần đầu, rồi tính bước sóng của âm theo công thức: α = 4l thì sẽ không chính xác để định với các trường hợp khác.