Lý thuyết sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng


Nội dung bài giảng

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng : Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

Ví dụ: Trong thí nghiệm 1 hình 17.1 SGK, khi quả bong rơi xuống, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần. như vậy thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng lên. Khi chạm đất , quả bóng nảy lên, ta có quá trình ngược lại.  trong thí nghiệm 2 hình 17.2 SGK, vận tốc của con lắc tăng khi con lắc đi từ A về B và giảm khi con lắc đi từ B đến C. Ở vị trí cao nhất ( A hoặc C) thì thế năng lớn nhất, còn động năng nhỏ nhất và bằng 0. Như vậy ta thấy khi trở về vị trí thấp nhất thì động năng chuyển hóa hoàn toàn thành thế năng.

2. Bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng co năng được bảo toàn.

Lưu ý:

Trong hai thí nghiệm như hình 17.1 và 17.2 SGK, ta thấy nếu bỏ qua ma sát thi độ cao lớn nhất của vật không thay đổi trong quá trình chuyển động, nghĩa là nếu không có ma sát thì cơ năng được bảo toàn. Nếu kể đến ma sát thì cơ năng của vật không được bảo toàn mà bị giảm xuống, phần cơ năng mất đi đã chuyển hóa thành một dạng năng lượng khác.