Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:         

(1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.                 

(2) Các anion NO3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao.         

(3) Thuốc bảo vệ thực vật.                

(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh).

Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:  

A.

(1), (2), (3).

B.

(1), (3), (4).

C.

(2), (3), (4).

D.

(1), (2), (4).

Đáp án và lời giải
Đáp án:A
Lời giải:

(1) Đúng.

+ Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá.

+ Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người.

(2) Đúng. + Sulfat (SO42-): Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng.

+ Nitrat (NO3-): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường nhỏ hơn 5 mg/L. Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khu nông nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Trẻ em uống nước chứa nhiều nitrat có thể bị mắc hội chứng methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”). TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục đích sinh hoạt là 10 mg/L (tính theo N) hoặc 15mg/L cho các mục đích sử dụng khác.

+ Photphat (PO43-): cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Nồng độ photphat trong các nguồn nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/L. Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng độ photphat đến 0,5 mg/L. Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhiều tiêu chuẩn chất lượng nước không quy định nồng độ tối đa cho photphat.

(3) Đúng. + Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học, hiện nay thường được chế xuất từ các hợp chất hóa học khác, là một loại thuốc độc dùng để tiêu diệt những loài sâu bệnh, sinh vật có hại với cây trồng.

+ Môi trường mà thuốc bảo vệ thực vật lan truyền ra ngoài thường là môi trường mở, ở những cánh đồng hay ruộng cây ăn trái nên vì thế nó dễ dàng xâm nhập vào môi trường khác như nước, đất, không khí…Lượng thuốc  bảo vệ thực vật phun ra chỉ được cây hấp phụ một phần, còn một phần giữ lại trong đất, nước và phân giải dần dưới tác động của yếu tố môi trường. Thuốc bị rửa trôi, gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến các loại sinh vật thủy sinh. + Hoá chất bảo vệ thực vật nó là chất rất độc, ở mức độ ngoài da nó gây các bệnh về da, khi đi vào cơ thể nó gây gây các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến gen..Với mức độ nguy hiểm như vậy nên hóa chất bảo vệ thực vật cần phải loại bỏ ra khỏi nguồn nước sinh hoạt.

(4) Sai. CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh) khí này là nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tầng Ozon.  

Vậy đáp án đúng là A

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.