Điểm giống và khác nhau trong 2 câu thơ sau: a, Đầu súng trăng treo (Đồng chí – Chính hữu) b, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời (Tây Tiến – Quang Dũng)

A.

Cả 2 câu đều giống nhau

B.

2 câu khác nhau về thể loại thơ

C.

Vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau

D.

Hai câu hoàn toàn khác nhau

Đáp án và lời giải
Đáp án:C
Lời giải:* Điểm giống nhau: - Cả hai hình ảnh thơ trên đều là kết quả của sự rung động mãnh liệt về vẻ đẹp của người chiến sĩ, đều là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật trong thi ca của các nghệ sĩ. - Cả hai hình ảnh thơ đều khắc họa đậm nét vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp, đều góp phần xây dựng nên tượng đài cao đẹp về người lính trong thơ văn. - Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền với cây súng. Cây súng là vũ khí chiến đấu của người lính. Hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều trong thi ca Việt Nam.Tuy vậy hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ trên không gợi lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh mà vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bìnhthản. * Điểm khác nhau: - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu đã diễn đạt rất thành công về vẻ đẹp tâm hồn người lính vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa mang vè đẹp của thời đại. Đó là vẻ đẹp kết hợp giữa tâm hồn thi sĩ với tâm hồn chiến sĩ. Hình ảnh thơ vừa thực lại vừa mộng, vừa có ý nghĩa liên tưởng sâu sắc; “súng” (gần) tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc; “trăng” gợi sự liên tưởng tới cuộc sống hòa bình tròn vẹn hạnh phúc. Hình ảnh thơ là sự kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn bay bổng đã thể hiện vô cùng sâu sắc niềm lạc quan của người chiến sĩ. Hình ảnh thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ kết hợp với tâm hồn thi sĩ bằng giọng thơ mộc mạc, nhẹ nhàng mà giàu tính triết lí, thơ mộng. - Hình ảnh “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” của nhà tho Quang Dũng trong bài thơ “Tây tiến”: nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa kết hợp với ý thơ trước đó, tác giả đã khắc họa đậm nét sự vất vả khôn cùng của người chiến sĩ trên đường hành quân đánh giặc. Câu thơ thể hiện được sự hóm hỉnh, lạc quan yêu đời của người lính với giọng điệu ngang tàng của những sinh viện tự nguyện ra trận. * Có sự khác nhau đó là do hoàn cảnh sáng tác, do thế giới quan của các thi sĩ. Bài thơ “Đồng chí” Của Chính Hữu viết về những người nông dân mặc áo lính trong nhưnga năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, còn bài thơ “Tây tiến” của Quang dũng viết về tầng lớp trí thức nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã xung phong ra trận chiến đấu đề giành lại ddopocj lập tự do cho đất nước. *Nét khác: - Ở câu thơ: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Hình ảnh người lính với cây súng được đặt trong không gian cao, rộng với “cồn mây, trời”, gợi cho người đọc sự hình dung: người lính Tây Tiến leo dốc dài và gian khổ để lên được đỉnh núi rất cao. Hình ảnh “súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa gợi cho người đọc thấy được độ cao của núi, sự heo hút, âm u, mù mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài hước, tinh nghịch, hồn nhiên và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến. Cách thể hiện ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn nhiên, phóng khoáng mà tài hoa. - Câu thơ “Đầu súng trăng treo” gợi một không gian yên tĩnh vắng lặng, người lính đứng gác mà trăng treo đầu súng. Súng và trăng gợi nhiều liên tưởng. Súng là vũ khí chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Câu thơ thể hiện khát vọng hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và của nhân dân ta. Hình ảnh thơ thể hiện sự lên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cách diến đạt của chính Hữu: bình dị, mộc mạc mà không kém phần tinh tế. - Qua đó thấy được nét chung về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam: đó là những con người hồn nhiên, bình dị, yêu cuộc đời, yêu đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.