Đỉnh cao của phong trào cách mạng (1930 - 1931) ở Việt Nam là gì?

A.

Chính quyền phong kiến bị tê liệt ở các thôn, xã.

B.

Thành lập chính quyền Xô viết.

C.

Hệ thống chính quyền thực dân bị tan vỡ ở các thôn, xã.

D.

Thành lập Nhà nước Xô Viết.

Đáp án và lời giải
Đáp án:B
Lời giải:

Cách giải: Từ tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 1931 đạt đến đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh: - Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang: Cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sau thuế - Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. - Chính quyền địch tan rã ở nhiều thôn xã, chính quyền Xô viết được thành lập: Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết, thực hiện quyền làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Những chính sách cụ thể của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thể hiện đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Đáp án đúng là B!

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.