Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nền kinh tế nào?

A.

Thuộc địa nửa phong kiến.

B.

Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới.

C.

Thuộc địa phát triển.

D.

Công nghiệp thuộc địa mới hình thành.

Đáp án và lời giải
Đáp án:A
Lời giải:

Phương pháp: suy luận Cách giải: Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu được du nhập vào Việt Nam dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt Nam, xuất hiện thêm giai cấp mới là giai cấp công nhân. => Giai cấp công nhân được hình thành trên cơ sở kinh tế thuộc địa nửa phong kiến Sai lầm và chú ý: Đặc điểm nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914): -       Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Một nền kinh tế không hoàn toàn là phong kiến cũng không hoàn toàn là TBCN, đó là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Đe bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phàn động: “Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN” Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước đã có những biến đổi sâu sắc. Một số nghành công nghiệp đã ra đời như khai thác mỏ, giao thông vận tải...Quan hệ mộng đất cũng không còn giữ nguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó.  Đáp án đúng là A!   

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.