Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen (TPKG) của một quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:

TPKG

Thế hệ P

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

3/5

49/100

3/10

2/5

9/20

Aa

1/5

42/100

4/10

1/5

2/20

aa

1/5

9/100

3/10

2/5

9/20

Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là một nhân tố tiến hóa. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Quần thể này là quần thể giao phối ngẫu nhiên.

II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 chắc chắn là do yếu tố ngẫu nhiên.

III. Có thể môi trường sống thay đổi nên từ F2 trở đi các cá thể thay đổi hình thức sinh sản.

IV. Nếu F4 vẫn còn duy trì hình thức sinh sản như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 19/40.

A.A. 1
B.B. 4
C.C. 2
D.D. 3
Đáp án và lời giải
Đáp án:D
Lời giải:

Ta thấy các thế hệ từ F2 tới F4 đều có AA = aa â tần số alen không đổi, A = a = 0,5. 

TPKQ

Thế hệ P

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

3/5

49/100

3/10

2/5

9/20

Aa

1/5

42/100

4/10

1/5

2/20

aa

1/5

9/100

3/10

2/5

9/20

Tần số alen

A = 0,7; a = 0,3

A = 0,7; a = 0,3

A = 0,5; a = 0,5

A = 0,5; a = 0,5

A = 0,5; a = 0,5

Quần thể F1 đạt cân bằng di truyền → P giao phấn ngẫu nhiên. 

Tần số alen A giảm mạnh ở F2 → có thể do các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên,…

F2 → F4 chưa cân bằng di truyền (vì nếu cân bằng di truyền sẽ có cấu trúc: 0,25AA:0,5AA:0,25aa). 

Nếu F2 tự thụ → F3:0,4AA:0,2Aa:0,laa (giống đề cho) → từ F2 → F4 hình thức sinh sản là tự thụ phấn.

Xét các phát biểu:

I đúng, quần thể ban đầu là giao phấn ngẫu nhiên.

II sai, có thể do nhân tố khác như chọn lọc tự nhiên.

III đúng. 

IV đúng, nếu F4 tự thụ \(aa = \frac{9}{{20}} + \frac{2}{{20}} \times \frac{1}{4} = \frac{{19}}{{40}}.\)

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.