Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Dùng củ khoai tây (có chứa enzym catalaza) cắt làm ba mẫu:
- Mẫu 1 đưa luộc chín
- Mẫu 2 bỏ vào tủ đá (làm trước 30 phút)
- Mẫu 3 ở điều kiện bình thường
Dùng ống nhỏ hút lên mỗi mẫu khoai một giọt H2O2. Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm là:

A.Ở cả ba mẫu lượng bọt khí sủi lên là như nhau
B.Ở mẫu 1 lương bọt khí sủi lên nhiều nhất
C.Ở mẫu 3 lượng bọt khí sủi lên là nhiều nhất
D.Ở mẫu 2 lượng bọt khí sủi lên là ít nhất
Đáp án và lời giải
Đáp án:C
Lời giải:Đáp án đúng là: C
Khoai tây có chứa enzim catalaza, enzim này có khả năng phân giải H2O2 thành H20 và O2.
- Mẫu 1: Không có hiện tượng gì. Vì trong khi luộc chín ở nhiệt độ cao enzim bị phân hủy (phá vỡ cấu hình không gian) nên không xảy ra phản ứng.
- Mẫu 2: Có hiện tượng sủi bọt nhưng rất chậm, lượng bọt ít. Vì ở nhiệt độ thấp thì hoạt tính enzim catalaza bị giảm mạnh nên phản ứng xảy ra chậm, H2O2 bị phân giải ít.
- Mẫu 3: Có hiện tượng sủi bọt nhanh. Vì ở nhiệt độ thường thì hoạt tính enzim catalaza mạnh nên phản ứng xảy ra chậm, H2O2 bị phân giải nhiều.

Vậy đáp án đúng là C.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.