Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:

(1) Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi.

(2) Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.

(3) quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi.

(4) Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.

Câu trả lời theo thứ tự sau:

A.A. (1): Quan hệ kí sinh. (2): hợp tác. (3): cạnh tranh. (4): động vật ăn thịt con mồi
B.B. (1): Quan hệ hỗ trợ. (2): hội sinh. (3): cạnh tranh. (4): động vật ăn thịt con mồi
C.C. (1): Quan hệ kí sinh. (2): hội sinh. (3): động vật ăn thịt con mồi. (4): cạnh tranh
D.D. (1): Quan hệ hỗ trợ. (2): hợp tác. (3): cạnh tranh. (4): động vật ăn thịt con mồi
Đáp án và lời giải
Đáp án:A
Lời giải:

Đáp án A

Rệp cây và cây có mùi là mối quan hệ ký sinh vì cây đó cung cấp nhựa cây là chất dinh dưỡng cho rệp cây sử dụng

Rệp cây và kiến hôi là mối quan hệ hợp tác do kiến tha rệp cây và cho rệp cây hút nhựa và nhả đường cho kiến ăn.

Kiến đỏ và kiến hôi là mối quan hệ cạnh tranh vì kiến hôi hợp tác với rệp cây trong khi kiến đỏ sử dụng rệp cây là nguồn dinh dưỡng

Kiến đỏ và rệp cây là quan hệ động vật ăn con mồi

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.