122. Đề thi thử THPTQG năm 2017 môn Hóa Học Trường THPT Quảng Xương 4 Thanh Hoá Lần 1 có lời giải

WORD 6 0.150Mb

122. Đề thi thử THPTQG năm 2017 môn Hóa Học Trường THPT Quảng Xương 4 Thanh Hoá Lần 1 có lời giải là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPTQG_Lần 1_Trường THPT Quảng Xương 4 - Thanh Hoá Câu 1: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh? A. Alanin B. Anilin C. Etylamin D. Glyxin Câu 2: Cho 10,4 gam crom vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí ( đktc). Coi lượng oxi tan trong dung dịch không đáng kể, giá trị của V là  A. 2,24 B. 4,48 C. 8,96 D. 6,72 Câu 3: Dẫn hỗn hợp khí CO2, qua dung dịch KOH dư, thu được dung dịch X, số chất tan có trong dung dịch X là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 4: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ ? A. Caprolaptam B. Axit terephtalic và etylen glicol C. Axit ađipic và hexametylen điamin D. Vinyl xianua Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2. (2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Cho khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng. (5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng. Các thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (2), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 6: Phèn chua là hoá chất được dùng nhiều trong nghành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất làm cầm màu trong nhuộm vải và làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là: A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)2.12H2O B. KAl(SO4)2.24H2O C. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O Câu 7: Vỏ trứng gia cầm là lớp CaCO3, trên bề mặt của vỏ trứng gia cầm có những lỗ nhỏ nên vi khuẩn có thể xâm nhập được làm trứng nhanh hỏng. Để bảo quản trứng người ta thường nhúng vào dung dịch Ca(OH)2, việc nhúng vào dung dịch này nhằm tạo ra phản ứng nào sau đây? A. CaO + H2O → Ca(OH)2 B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 D. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O Câu 8: Hàn the là natri tetraborat ngậm nước có công thức Na2B4O7.10H2O thường được người dân dùng như một thứ phụ gia thực phẩm cho vào giò, bánh phở…làm tăng tính dai và giòn. Từ năm 1985, tổ chức y tế thế giới đã cấm dùng hàn the vì nó rất độc, có thể gây co giật, trụy tim, hôn mê. Hàm lượng nguyên tố Na có trong hàn the là bao nhiêu? A. 12,04%. B. 27,22%. C. 6,59%. D. 15,31%. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng ? A. Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh. B. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom. C. Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein. D. Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng. Câu 10: Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây? A. C6H5NH2 B. C2H5OH C. CH3COOH D. H2NCH2CH2COOH Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau: a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư. c) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH dư. d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2SO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 12: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá kẽm mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào dưới đây? A. Dùng hợp kim chống gỉ. B. Phương pháp trao đổi ion. C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt. D. Phương pháp điện hoá. Câu 13: Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất khí? A. Cho kim loại Ba vào dung dịch H2O. B. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH và đun nóng. C. Cho Cu vào dung dịch HCl. D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4. Câu 14: Chất nào sau đây có công thức phân tử là C3H4O2? A. Vinylfomat B. Etylfomat C. Metylaxetat D. Phenylaxetat Câu 15: Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là A. tính dẫn điện B. tính dẻo C. khối lượng riêng D. tính dẫn nhiệt Câu 16: Trong số các ion sau: Fe3+, Cu2+, Fe2+, và Al3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A.  Fe3+ B. Cu2+ C. Fe2+ D.  Al3+ Câu 17: Natri hidrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày,... Công thức của natri hiđrocacbonat là A. NaOH B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. NaHSO3 Câu 18: Sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây luôn giải phóng khí H2? A. HNO3 loãng B. HNO3 đặc nóng C. H2SO4 loãng D. H2SO4 đặc nóng Câu 19: Axit oleic có công thức là: A. C15H31COOH B. C17H35COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH Câu 20: Cho các chất sau: Glucozơ, saccarozơ, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, metyl fomat, phenol, fructozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là: A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 Câu 21: Cho 7,2 gam đimetylamin vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 17,28 gam B. 13,04 gam C. 17,12 gam D. 12,88 gam Câu 22: Khi làm thí nghiệm với các chất sau X, Y, Z, T ở dạng dung dịch nước của chúng thấy có các hiện tượng sau: Chất X tan tốt trong dung dịch HCl và tạo kết tủa trắng với dung dịch brom. Chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Chất T và Y đều tạo kết tủa khi đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3. Các chất X, Y, Z, T đều không làm đổi mày quỳ tím. A. anilin, fructozơ, glixerol, metanal B. phenol, fructozơ, etylen gli