14 câu hỏi về Công suất và Hiệu suất của nguồn điện

WORD 18 0.173Mb

14 câu hỏi về Công suất và Hiệu suất của nguồn điện là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Công suất và Hiệu suất của nguồn điện Câu 1: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động ? A. Bóng đèn dây tóc. B. Quạt điện. C. Ấm điện. D. Acquy đang được nạp điện. Câu 2: Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn. B. Cường độ dòng điện qua vật dẫn. C. Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn. D. Điện trở của vật dẫn. Câu 3: Chọn câu sai:  Đặt một hiệu điện thế U vào một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ dòng điện I. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là: A. P = I2R. B. P = UI2. C. P = UI. D. P = U2/R. Câu 4: Hai bóng đèn có công suất lần lượt là P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của bóng đèn nào lớn hơn. A. I1 < I2 và R1 > R2. B. I1 > I2 và R1 > R2. C. I1 < I2 và R1 < R2. D. I1 > I2 và R1 < R2. Câu 5: Công của dòng điện có đơn vị là A. J/s. B. kWh. C. W. D. kVA. Câu 6: Hai đầu đoạn mạch có điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch A. tăng hai lần. B. giảm hai lần. C. không đổi. D. tăng bốn lần. Câu 7: Trong mạch điện chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch A. giảm hai lần. B. tăng hai lần. C. giảm bốn lần. D. tăng bốn lần. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn A. tỉ lệ thuận với điện trở của vật. B. tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật. C. tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật. D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. Câu 9: Một bóng đèn được thắp sáng ở hiệu điện thế U =120 V có công suất là P1. P2 là công suất của đèn khi được thắp sáng ở hiệu điện thế U = 110 V thì A. P1 > P2. B. P1 = P2. C. P1 < P2. D. Câu trả lời phụ thuộc vào công suất định mức của đèn. Câu 10: Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt bằng U1 = 36 V và U2 = 12 V. Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau. A. R1/R2 = 2. B. R1/R2 = 3. C. R1/R2 = 6. D. R1/R2 = 9. Câu 11: Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi ? A. Tăng gấp đôi. B. Tăng gấp bốn. C. Giảm hai lần. D. Giảm bốn lần. Câu 12: Cho đoạn mạch có điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là A. 2,4 kJ. B. 40 J. C. 24 kJ. D. 120 J. Câu 13: Một đoạn mạch thuần điện trở, trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là A. 4 kJ. B. 240 kJ. C. 120 kJ. D. 1000 J. Câu 14: Một đoạn mạch thuần điện trở có hiệu điện thế 2 đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết 1kJ điện năng là A. 25 phút. B. 50 phút. C. 10 phút. D. 4 phút. Câu 15: Dùng hiệu điện thế 9 V đế thắp sáng bóng đèn điện ghi 12V - 25W. Thời gian cần thiết để bóng đèn sử dụng hết 1 kWh điện năng xấp xỉ A. 71,11 h. B. 81,11 h. C. 91,11 h. D. 111,11 h. Câu 16: Một bếp điện đun hai lít nước ở nhiệt độ t1 = 200C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì bếp điện phải có công suất là bao nhiêu ? Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18 kJ/(kg.K) và hiệu suất của bếp điện H = 70%. A. 796W. B. 769W. C. 679W. D. 697W. Câu 17: Dùng ấm điện có ghi 220V - 1000W ở điện áp 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 25oC. Biết hiệu suất của ấm là 90%, nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), thời gian đun nước là A. 628,5 s. B. 698 s. C. 565,65 s. D. 556 s. Câu 18: Dẫn một đường dây điện sợi đôi từ mạng điện chung tới một ngôi nhà cách đó 20 m. Biết mỗi sợi dây đơn có một lõi đồng với thiết diện bằng 0,5 mm2 với điện trở suất của đồng là 1,8.10-8 Ωm. Hiệu điện thế ở cuối đường dây, ngay tại lối vào nhà là 220 V. Trong nhà sử dụng các đèn dây tóc nóng sáng với tổng công suất 330 W trung bình 5 giờ mỗi ngày. Nhiệt lượng tỏa ra trên đường dây dẫn trong vòng 30 ngày xấp xỉ bằng A. 147 kJ. B. 0,486 kWh. C. 149 kJ. D. 0,648 kWh. Câu 19: Dùng ấm điện có ghi 220V - 1000W ở điện áp 110 V để đun 3 kg nước từ 45oC đến khi bay hơi hết. Cho nhiệu dung riêng của nước lỏng bằng 4190 J/kg.K và ẩn nhiệt bay hơi bằng 260 kJ/kg. Biết hiệu suất của bếp điện là 85%. Thời gian đun xấp xỉ là A. 67,8 phút. B. 87 phút. C. 94,5 phút. D. 115,4 phút. Câu 20: Dùng ấm điện có ghi 220V - 1100W ở điện áp 220V để đun 2,5 lít nước từ nhiệt độ 20oC thì sau 15 phút nước sôi. Nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K). Hiệu suất của ấm là A. 80%. B. 84,64%. C. 86,46%. D. 88,4%. Đáp án 1-C 2-C 3-B 4-A 5-B 6-A 7-C 8-D 9-A 10-D 11-D 12-A 13-B 14-A 15-A 16-A 17-B 18-B 19-D 20-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Ấm điện biến đổi hoàn toàn điện năng thành năng lượng nhiệt làm sôi nước. Câu 2: Đáp án C Công suất tỏa nhiệt của một vật dẫn P không phụ thuộc vào thời gian dòng điện qua vật dẫn. Câu 3: Đáp án B Công suất tỏa nhiệt trên điện trở Câu 4: Đáp án A Ta có thì Câu 5