21. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc Lần 1 File word có lời giải chi tiết

WORD 25 0.082Mb

21. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc Lần 1 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề KSCL THPT Phạm Công Bình - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Điều hoà hoạt động của gen chính là A. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra. B. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra. C. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra. D. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra. Câu 2. Đột biến gen là A. sự biến đổi tạo ra những alen mới. B. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới. C. sự biến đổi trong cấu trúc của gen. D. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen. Câu 3. Cơ chế điều hoà đối với opêron lac ở E.coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào? A. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc. B. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P. C. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng O. D. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với sự thay đổi của môi trường. Câu 4. Điều nào không đúng với cấu trúc của gen? A. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã. B. Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin. C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã. D. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Câu 5. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. B. A liên kết với X, G liên kết với T. C. A liên kết với U, G liên kết với X. D. A liên kết với T, G liên kết với X. Câu 6. Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là: A. não giữa. B. não trung gian. C. bán cầu đại não. D. tiểu não và hành não. Câu 7. Bộ ba nào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc quá trình tổng hợp prôtêin? A. AUA, AUG, UGA. B. UAA, UAG, UGA. C. UAX, AXX, UGG. D. UAA, UGA, UXG. Câu 8. Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích? I. Aa x aa; II. Aa x Aa; III. AA x aa; IV. AA x Aa; V. aa x aa. Câu trả lời đúng là: A. I, III. B. I, III, V. C. II, III. D. I, V. Câu 9. Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là AGX TTA GXA? A. TXG AAT XGT. B. UXG AAU XGU. C. AGX TTA GXA. D. AGX UUA GXA. Câu 10. Số bộ ba mã hoá cho các axit amin là A. 61. B. 42. C. 64. D. 21. Câu 11. Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so với bình thường. Cá thể đó được gọi là A. thể khuyết. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể ba. Câu 12. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: A. cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. B. châu chấu, ếch, muỗi. C. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. cá chép, gà, thỏ, khỉ. Câu 13. Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự A. phân tử ADN--> sợi cơ bản--> nuclêôxôm--> sợi nhiễm sắc--> crômatit. B. phân tử ADN--> nuclêôxôm--> sợi cơ bản--> sợi nhiễm sắc--> crômatit. C. phân tử ADN--> nuclêôxôm--> sợi nhiễm sắc--> sợi cơ bản--> crômatit. D. phân tử ADN --> sợi cơ bản--> sợi nhiễm sắc--> nuclêôxôm--> crômatit. Câu 14. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực? A. Nhân. B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Thể Gôngi Câu 15. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau: A. Gen điều hoà (R) --> vùng vận hành (O) --> các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A. B. Vùng khởi động (P) --> vùng vận hành (O) --> các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A. C. Vùng vận hành (O) --> vùng khởi động (P) --> các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A. D. Gen điều hoà (R)--> vùng khởi động (P) --> vùng vận hành (O) -->các gen cấu trúc. Câu 16. Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là A. alanin. B. formyl mêtiônin. C. valin. D. mêtiônin. Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền? A. Tính phổ biến. B. Tính bán bảo tồn. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hoá. Câu 18. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu: A. quang ứng động. B. ứng động không sinh trưởng. C. ứng động sinh trưởng. D. điện ứng động. Câu 19. Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở A. dạ dày. B. miệng. C. ruột non. D. thực quản. Câu 20. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay? A. Là phản xạ bẩm sinh. B. Là phản xạ không điều kiện. C. Là phản xạ có tính di truyền. D. Là phản xạ có điều kiện. Câu 21. Menđen tìm ra qui luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai A. một cặp tính trạng. B. nhiều cặp trạng. C. hai cặp tính trạng. D. một hoặc nhiều cặp tính trạng. Câu 22. Ở người các hoocmôn tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucôzơ trong máu là: A. Testosterôn, Glucagôn. B. Ostrôgen, Insulin. C. Glucagôn, Ostrôgen. D. Insulin, Glucagôn. Câu 23. Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là A. làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng. B. làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. C. làm giảm sức sống hoặc gây chết. D. ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể. Câu 24. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh A. ung thư máu. B. bệnh Đao. C. máu khó đông. D. hồng cầu hìn