4. thpt chuyen thoai ngoc hau an giang lan 1 nam 2017 co loi giai chi tiet

WORD 20 0.100Mb

4. thpt chuyen thoai ngoc hau an giang lan 1 nam 2017 co loi giai chi tiet là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu - An Giang - Lần 1 - năm 2017 (có lời giải chi tiết) TRƯỜNG CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU – AN GIANG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện “Cần lưu ý là dưới những danh từ truyền thống như chí, công danh, phận sự,... Nguyễn Công Trứ đã lồng vào đó những nội dung của ý thức cá nhân, ngược với thánh hiền. Khổng Tử nói: “Kẻ sĩ chí ở đạo, nếu xẩu hổ về nỗi áo xấu cơm thô thì không thể cùng bàn bạc về đạo ” (Lý nhân). Khổng Tử lại nói: “Người quân tử làm việc đời, không có gì là thích hay không thích, hợp với nghĩa thì làm” (Lý nhân). Nguyễn Công Trứ đề cao hai chữ “thích chí”, và chí của ông là chí được thi thố tài năng cá nhân, “Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, lấy việc nghèo khổ làm điều xấu xa, nhục nhã (Hàn nho phong vị phú). Khổng Tử đối lập quân tử và tiểu nhân ở chỗ người quân tử chỉ chăm lo đạo đức cao thượng còn tiểu nhân chỉ chăm lo ăn sung mặc sướng. Nguyễn Công Trứ coi trọng cả hai: “Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ”, “Càng tài tử càng nhiều tình ái”,... Khổng Tử chủ trương sống khổ hạnh, xử thế nghiêm trang. Nguyễn Công Trứ xem đời là một cuộc chơi: “Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười - Phong lưu cho bõ kiếp người”. Có thể nói, dưới hình thức ngôn ngữ nhà nho, Nguyễn Công Trứ đã diễn đạt một ý thức cá nhân mới — thích chí, hành lạc.” (Con người cá nhân trong văn học Việt nam thế kỉ XIX- Trần Đình Sử) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích trên? (0,75 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý thức cá nhân thích chí, hành lạc của Nguyễn Công Trứ? (1,0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (0,75 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đê “công danh” trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận về phong vị dân gian trong đoạn thơ sau: Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu... Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi nắng chiêu lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU Câu 1: Phong cách ngôn ngữ khoa học Câu 2: Thao tác lập luận chủ yếu: Thao tác so sánh Câu 3: Ý thức cá nhân thích chí, hành lạc của Nguyễn Công Trứ rất độc đáo và gây được ấn tượng với hậu thế. Theo Nguyễn Công Trứ thích chí, hành lạc trước hết là phải có khát vọng lập công danh, khẳng định được vị trí của mình ở trong cõi đời. Thứ hai, đó là yêu cầu về sự cân bằng giữa đạo đức và việc tận hưởng cuộc sống. Quan niệm của Khổng Tử là quan niệm quá cứng nhắc, gò bó con người trong những khuôn khổn tù túng. Nguyễn Công Trứ đã hướng đến sự giải phóng cá nhân cả về phương diện đạo đức lẫn phương diện đời sống thường nhật. Đây là một quan niệm rất tiến bộ, mới mẻ, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Câu 4: Học sinh trả lời theo cảm nhận của bản thân, không cần theo một đáp án có sẵn nào. Chỉ cần học sinh đưa ra bức thông điệp, giải thích một cách hợp lý lý do chọn bức thông điệp đó thì có thể cho điểm tuyệt đối. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1: Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn đảm bảo kết cấu của một đoạn văn thông thường. Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Yêu cầu về nội dung: - Giải thích khái niệm công danh, khái quát quan niệm công danh trong xã hội cũ qua các sáng tác của Nguyễn Công Trứ, Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh.... - Nêu quan niệm của giới trẻ về công danh hiện nay. + Một bộ phận lớn thanh niên hiện nay vẫn giữ được khát vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn. Họ có khả năng tự chủ về kinh tế, họ có lòng nhiệt thành để giúp đỡ những số phận bất hạnh.. ..Phần lớn các bạn trẻ ngày nay đặt mục tiêu là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiên để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của mình, của gia đình và chia sẻ với cộng đồng. + Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình. .. không có nỗ lực, không có cố gắng - Rút ra bài học hành động: Thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, vì mọi người, vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng. Cần biết dung hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Câu 2: Mở bài: - Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc - Giới thiệu đoạn trích, vấn đề nghị luận Thân bài 1. Phân tích khái quát đoạn thơ Ta với minh, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu... Câu thơ “Ta với mình/mình với ta" n