Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Đột biến nhiễm sắc thể

PDF 79 1.351Mb

Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Đột biến nhiễm sắc thể là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 1 LÝ THUYẾT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ Câu 1: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) Các bệnh, tật, hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ? A. Hội chứng Đao và Toc nơ. B. Hội chứng khóc tiếng mèo kêu, ung thư máu ác tính. C. Bệnh câm điếc bẩm sinh, tật dính ngón cả bàn. D. Tật dính tay trỏ và giữa, bệnh hồng cầu hình liềm. Câu 2: (Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016) Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST và trật tự sắp xếp của các gen chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST? A. Đột biến đảo đoạn chứa tâm động và đột biến chuyển đoạn trên một NST. B. Đột biến mất đoạn và đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng. C. Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit ở trên gen Câu 3: (Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016) Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n =18) tạo ra cây lai khác loài; hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Cho các đặc điểm sau: (1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu; (2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sác thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng; (3) Có khả năng sinh sản hữu tính; (4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 4:(Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016) Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Những giống cây ăn quả không hạt thường là đa bội lẻ. B. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n. C. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. D. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n + 2. Câu 5: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016) Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau: + Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde. + Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIKvà NST thứ hai là fghik. Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế A. chuyển đoạn không tương hỗ. B. phân li độc lập của các NST. C. trao đổi chéo. D. đảo đoạn. Câu 6 (Đề thi thử trường THPT Yên Lạc năm 2016) Vì sao cơ thể lai F1 trong lai khác loài thường bất thụ? A. Vì ở cơ thể lai khác loài F1 các nhiễm sắc thể không tồn tại thành cặp tương đồng. B. Vì hai loài bố mẹ có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng. C. Vì hai loài bố mẹ thích nghi với môi trường sống khác nhau. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ >>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 2 D. Vì hai loài bố mẹ có hình thái khác nhau. Câu 7(Đề thi thử trường THPT Yên Lạc năm 2016) Trong y học, không có bệnh nhân thể 3 nhiễm NSTsố 1 hoặc NST số 2 vì A. NST số 1 và số 2 rất nhỏ nên rất khó quan sát được dưới kính hiển vi quang học. B. NST số 1 và số 2 là NST lớn, mang nhiều gen, nên hợp tử mang thể 3 nhiễm loại này thường chết ở giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể. C. NST số 1 và số 2 có tỉ lệ rối loạn phân li rất thấp, người ta thống kê khoảng 0,001% số tế bào giảm phân nên khả năng tạo ra giao tử và hợp tử thừa NST này gần bằng 0. D. nếu thừa NST số 1 hoặc số 2, hợp tử kích hoạt cơ chế làm tiêu biến NST làm cho hợp tử trở về trạng thái NST bình thường. Câu 8 (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Nam năm 2016) Có một bệnh nhân bị đột biến số lượng NST. Khi sử dụng phương pháp tế bào học để xác định số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng thì thấy khi tế bào đang ở kỳ giữa, trong mỗi tế bào có 47 NST đang ở dạng kép. Khả năng bệnh nhân này thuộc loại thể đột biến nào sau đây? (1) hội chứng Đao. (2) hội chứng Claiphento. (3) bệnh tơc nơ. (4) hội chứng siêu nữ. (5) bệnh ung thư máu. (6) hội chứng Patau.