ĐỀ TÀI PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC 10 NÂNG CAO – CHƯƠNG CẤU TRÚC TẾ BÀO

WORD 60 2.053Mb

ĐỀ TÀI PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC 10 NÂNG CAO – CHƯƠNG CẤU TRÚC TẾ BÀO là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 10 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY – HỌC SINH HỌC 10 NÂNG CAO - CHƯƠNG CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội. Trong luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1996 ở mục II trong điều 4 đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tính tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên". Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh niên ". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng ta cũng đề ra nhiệm vụ là: "Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới". Bởi vậy, vấn đề đặt ra của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Công cụ để thực hiện các đổi mới trên là các PPDH tích cực. Dạy học tích cực có những đặc trưng thể hiện ở cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh và nếu được sử dụng thường xuyên sẽ hình thành được cho học sinh thói quen tư duy trước những vấn đề đặt ra, đề ra được các giả thuyết, tìm phương hướng gảii quyết và nảy sinh tư duy sáng tạo. Đó là mầm mống của khả năng độc lập nghiên cứu khoa học. Một trong những PPDH tích cực mạng lại nhiều hiệu quả đối với học sinh Trường THPT Đạteh trong điều kiện hiện nay là sử dụng phiếu học tập (PHT). Sử dụng PHT là một PPDH tích cực có tính phức tạp, trong đ1o PHT là phương tiên để gáio viên yêu cầu học sinh tiến hành các hoạt động tự lực để tìm ra tri thức mới. các PHT được sử dụng vào các thời điểm thích hợp trong ácc tiết học trên lớp tương ứng với những nội dung phù hợp sẽ có giá trị cao như: - Lời giải đúng trong PHT sẽ là tri thức mới cho học sinh. - Tri thức mới đến với học sinh nhờ hoạt động tư duy tích cực của chính học sinh với PHT, nhờ đó học sinh không chỉ giành được các tri thức mà còn rèn luyện được các phương pháp nhận thức. - PHT có ý nghĩa lớn khi yêu cầu học sinh kết hợp tiềm năng của mình với việc nghiên cứu sách giáo khoa (SGK). Lúc này các nội dung PHT có vai trò kích thích định hướng nhận thức, đồng thời định hướng việc nghiên cứu tài liệu SGK, do đó SGK sẽ là nguồn tư liệu qua trọng để học sinh nghiên cứu tìm lời giải. Như vậy, PHT được sự dụng để tổ chức các hoạt động nhận thức các kiến thức một cách khá triệt để, có thể khắc phục được tình trạng học thụ động, dạy độc thoại và trình trạng SGK bị “thừa”. Với những giá trị nêu trên của việc sự dụng PHT trong dạy học và nhằm đáp ứng mục tiêu của cuộc đổi mới gáio dục một cách toàn diện hiện nay, thì việc thiết kế và sử dụng các PHT trong dạy học là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội diện đại. Để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện hiên nay cùng những kinh gnhie65m giảng dạy của bản thân tôi xây dựng đề tài: “Phiếu Học tập Trong Dạy và Học Sinh Học 10 Nâng Cao – Chương Cấu Trúc Tế Bào” PHẦN II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP HỮU ÍCH 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Khái niệm phiếu học tập: Về khái niệm PHT, tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã xây dựng khái niệm như sau: "Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người ta phải dùng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt là PHT. Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc. PHT là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Trong mỗi PHT có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh ". Nội dung hoạt động được ghi trong PHT có thể là tìm ý điền tiếp hoặc tìm thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi. Nguồn thông tin để học sinh hoàn thành PHT có thể từ tài liệu giáo khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ mô hình, mẫu vật hoặc sơ đồ hoặc từ những mẩu tư liệu được giáo viên giao cho mỗi học sinh sưu tầm trước khi học. 1.2Vai trò của phiếu học tập (PHT): PHT là phương tiện định hướng hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy học. Trên cơ