Ly thuyet va bai tap doc hieu mon ngu van lop 12

PDF 19 2.381Mb

Ly thuyet va bai tap doc hieu mon ngu van lop 12 là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Trường THPT Thanh Khê Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP PHẦN ĐỌC - HIỂU 1 - Các biện pháp tu từ *Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, ngoa dụ, nói giảm, nhân hoá, vật hóa, điệp ngữ, uyển ngữ, nhã ngữ, chơi chữ… *Các biện pháp tu từ cú pháp: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen… * Các biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tượng thanh, hài âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng… 2 - Nghĩa tường minh và hàm ý *Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. * Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 3 - Liên kết trong văn bản: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức: - Về nội dung: + Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. + Liên kết lô-gic: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Về hình thức: + Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó để tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,… + Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng. + Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. + Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi Trường THPT Thanh Khê Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…) + Phép tỉnh lược… 4 - Các phương châm hội thoại: + Phương châm về lượng. + Phương châm về chất. + Phương châm quan hệ. + Phương châm cách thức. + Phương châm lịch sự. 5 - Phong cách chức năng ngôn ngữ: * Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: - Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. - Đặc trưng: + Giao tiếp mang tư cách cá nhân. + Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp. - Nhận biết: + Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ. + Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương. * Phong cách ngôn ngữ khoa học: - Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. - Đặc trưng + Tính khái quát, trừu tượng. + Tính lí trí, lô gíc. + Tính khách quan, phi cá thể. * Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: - Khái niệm: Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich). Trường THPT Thanh Khê Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Đặc trưng: + Tính thẩm mĩ. + Tính đa nghĩa. + Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả. * Phong cách ngôn ngữ chính luận: - Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. - Đặc trưng: + Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý. + Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch. + Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết. * Phong cách ngôn ngữ hành chính: - Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. - Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. - Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng: + Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường. VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,… + Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. * Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): - Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Trường THPT Thanh Khê Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12