Thpt luc ngan so 3 mon ngu van lan 1 nam 2017 file word co loi giai

WORD 20 0.089Mb

Thpt luc ngan so 3 mon ngu van lan 1 nam 2017 file word co loi giai là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 3 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không   Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dạy phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển) Câu 1: Xác định đề tài của văn bản. Kể tên 3 văn bản cùng viết về đề tài trên Câu 2: Phân tích ý nghĩa sự lặp lại của điệp khúc Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển. Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo. Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không. Phần II: Làm văn (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm được gợi lên từ câu thơ “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất” Câu 2: (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lung Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.111) Hướng dẫn làm bài Câu Ý Nội dung I Đọc hiểu 1 - Đề tài của văn bản là đề tài Tổ quốc. - Ba văn bản có cùng đề tài là: Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành. 2 - Ý nghĩa sự lặp lại của điệp khúc Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển. Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo. - Phép lặp nhấn mạnh Tổ quốc là biển đảo, biển đảo là một phần thiêng liêng của Tổ quốc, làm nên Tổ quốc vẹn tròn, to lớn, thống nhất, toàn vẹn. - Từ góc nhìn Tổ quốc hôm nay bắt đầu từ biển đảo, nhà thơ nói lên những vấn đề cấp thiết trong hoàn cảnh biển Đông dậy sóng, thể hiện những trăn trở của người cầm bút với chủ quyền dân tộc và quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc. - Thể hiện lòng yêu nước, những trăn trở rất có trách nhiệm của một công dân với Tổ quốc, hòa vào dòng chảy chung của văn học nước nhà và phát triển thêm cho dòng chảy ấy có nhiều đổi mới xuất sắc. 3 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ là nhân hóa và ẩn dụ: -Nhân hóa: “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa”, nhà thơ nói về một hiện tượng thiên nhiên nhưng sử dụng từ ngữ như con người để nói về quy luật hiển nhiên của biển cả. Ngàn năm nay, sóng xô bờ, bao con sóng nối đuôi nhau ào ạt vào bờ rồi lại lặng lẽ rút ra xa. Nhưng biện pháp nhân hóa là tiền đề cho biện pháp ẩn dụ và câu hỏi tu từ đằng sau. - “Trong hồn người có ngọn sóng nào không”, là ngọn sóng lòng nhắc nhở về chủ quyền biển đảo quốc gia và ý thức bảo vệ chủ quyền ấy cho được toàn vẹn khi nhìn từ biển, nhìn từ thềm lục địa, Tổ quốc đang dậy sóng. Biện pháp ẩn dụ thức tỉnh tất cả công dân Việt Nam về niềm tự hào và ý thức tự cường, bảo vệ đất nước, gìn giữ từng vùng biển quê hương. II Làm văn 1 Nghị luận xã hội 1.1 Giải thích-Từng thước đất: nhỏ là mảnh đất cha ông mình, lớn hơn, rộng hơn là mảnh đất quê hương, là Tổ quốc. - Lời cha dặn phải giữ từng thước đất chính là lời của thế hệ cha ông đi trước nhắc nhở con cháu đời sau phải bảo vệ, giữ gìn độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự toàn vẹn của mảnh đất hình chữ S thân yêu mà cha ông ta đã hi sinh mồ hôi, xương máu để giữ gìn. => Lời thơ nhắc nhở ý thức trách nhiệm của mỗi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ quê hương, đất nước. 1.2 Bình luận, chứng minha.Tại sao phải “giữ từng thước đất” - Mảnh đất chúng ta đang sống là máu thịt, là quê hương, trong suốt những năm trường chinh dựng nước đi đôi với giữ nước, cha ông ta đã “lớp cha trước, lớp con sau” hóa thân cho dáng hình xứ sở. Mỗi mảnh đất chúng ta gìn giữ là xương máu cha ông nên phải trân trọng. - “Giữ từng thước đất” để có nơi sinh sống, phát triển bền vững, để ổn định và dựng xây. - Giữ vững mảnh đất cha ông đã hi sinh xương máu cho chúng ta để lại tiếp tục truyền cho thế hệ cháu con, để tiếp nối lịch sử dân tộc, dựng xây và phát triển.b. Những việc làm giữ vững chủ quyền đất nước - Quan trọng nhất là các anh bộ đội cụ Hồ, những đồng chí cán bộ ở biên cương, hảo đảo đang ngày đêm canh giữ cho sự bình yên của Tổ quốc, các anh, các chú là niềm hi vọng, là sự gửi gắm cả tin yêu của toàn thể nhân dân. - Không chỉ những người làm nhiệm vụ đặc biệt, ngay cả những người dân bình thường cũng làm được nhiệm vụ thiêng liêng đó. Đó chỉ đơn giản là trân trọng lá quốc kì, là sự thể hiện chủ quyền biển đảo Việt  Nam như những người dân ở đảo Lý Sơn từng làm. - Những người dân bình thường khác, sinh sống ở những vùng không có biển, chỉ đơn giản là ý thức dân tộc, và sẵn sàng đứng lên khi Tổ quốc cần. - Hòa bình là mong muốn