Toán xác suất SINH HỌC 12

WORD 35 0.043Mb

Toán xác suất SINH HỌC 12 là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Toán xác suất sinh học Dạng 1: Tính số loại KG, KH trội lặn: dạng bài này cần làm theo quy tắc nhân xác suất VD: Cho P: AaBbDdEeFf giao phấn với cây cùng KG. Cho biết tính trạng trội là trội hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng. Hãy tính:  a, Tỉ lệ cá thể ở F1 có KH 3 trội : 2 lặn b, Tỉ lệ các thể ở F1 có KH 4 trội  Bài giải: Như vậy, xét riêng rẽ từng phép lai ta có:  Aa x Aa  3A- : 1aa Bb x Bb   3B- : 1bb Dd x Dd  3D- : 1dd Ee x Ee  3 E- : 1ee Ff x Ff    3F- : 1ff Như vậy, tỉ lệ đời con có KH 3 trội : 1 lặn là tích xác suất của các thành phần sau: -         Xác suất có được 3 trội trong tổng số 5 trội là: C35 -         Tỉ lệ 3 trội là: 3/4.3/4.3/4 -         Tỉ lệ 2 lặn là: 1/4.1/4 Vậy kết quả là tích của 3 xác suất trên. hoặc có thể làm theo khai triển Niutơn: gọi A là tính trạng trội, a là tính trạng lặn ta có Nhị thức Niutơn như sau: (A + a)n với n là số cặp gen dị hợp VD: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ (đề tuyển sinh đại học môn Sinh học năm 2010) (A + a)4= A4 + 4A3.a + 6A2.a2 + 4A.a + a4(khai triển Niutơn) Ghi chú A là KH trội, a là KH lặn, 2 trội 2 lặn là KH mà có A2 và a2 vậy kết quả là: 6A2.a2, với A= 3/4, a = 1/4. tính ra được kết quả là: 27/128 Bài tập áp dụng Câu 1: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng  đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai  thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên : A. 1/12                                   B. 1/36                                   C. 1/24                                   D. 1/8 * Hướng dẫn giải : Từ gt → kg của chồng XAY B-(1BB/2Bb)               kg của vợ XAXa B-(1BB/2Bb) XS con trai mắc bệnh mù màu (XaY) = 1/4 XS con mắc bệnh bạch tạng (bb) = 2/3*2/3*1/4= 1/9 Vậy XS sinh con trai mắc cả 2 bệnh = 1/4.1/9 = 1/36 Câu 2: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Cho  giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất  để có được quả dài ở F3 : A. 1/81                                   B. 3/16                                   C. 1/16                                   D. 4/81 * Hướng dẫn giải : tỉ lệ   dẹt : tròn : dài = 9 :6 :1   (dẹt : A-B- ; dài :aabb) dẹt x dẹt → dài nên KG của 2 cây dẹt AaBb x AaBb(4/9 x4/9) phép lai trên cho dài 1/16 → XS chung = 4/9.4/9.1/16 = 1/81 Câu 3:  Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường.Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phênin kêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là A. 1/2                                      B. 1/4  `                       C. 3/4                                      D. 3/8 * Hướng dẫn giải : Hướng dẫn : Từ gt →kg của bố mẹ: Aa x Aa XS sinh con trai không bệnh = 3/4 x 1/2 = 3/8 Câu 4: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là A. 1/2                          B. 1/4                                      C.3/8                                      D. 1/8 1- (1/4.1/4 + 3/4.3/4) = 3/8 hoặc (3/4)(1/4)C12 = 3/8 Câu 5: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau đượcF2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Tính xác suất khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là: A. 9/7                              B. 9/16                            C. 1/3                              D. 1/9 9(A-B-) để không có sự phân tính thì KG phải là AABB = 1/9 Câu 6: Ở người, bệnh bạch tạng  do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:    A. 0,5%                               B. 49,5 %.                        C. 98,02%.                             D. 1,98 %. q(a) = 0,01→p(A) = 0,99 → tỉ lệ dị hợp Aa = 2pq = 1,98 Câu 7: Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là A. 3/8                                   B. 3/6                                C. 1/2                                      D. 1/4 * Hướng dẫn giải = (3/4).(1/4).C12 = 3/8