Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá nên khó bị chim sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm này được hình thành là do         

A.

A: ảnh hưởng trực tiếp của lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu

B.

B: CLTN tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể.

C.

C: sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường sống.

D.

D: CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

Đáp án và lời giải
Đáp án:D
Lời giải:

- Phương án A và C sai, theo quan điểm của Đacuyn màu sắc cơ thể sâu là do các biến dị cá thể được phát sinh trong quá trình sinh sản quy định chứ không phải do điều kiện ngoại cảnh quy định.

- Phương án B sai, thời Đacuyn chưa có khái niệm đột biến, đây là cách giải thích theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

- Phương án D đúng, các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá nên khó bị chim sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm này được hình thành là do CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.  


Vậy đáp án đúng là: D

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn - Sinh học 12 - Đề số 6

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.