1 Sự truyền sóng và Đặc trưng của sóng cơ học

WORD 30 0.119Mb

1 Sự truyền sóng và Đặc trưng của sóng cơ học là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

1 - Sự truyền sóng và Đặc trưng của sóng cơ học Bài 1. Tại một thời điểm O trên mặt thoáng của một chất lỏng yên lặng, ta tạo một dao động điều hòa vuông góc mặt thoáng có chu kỳ 0,5 s, biên độ 2 cm. Từ O có các vòng sóng tròn loang ra ngoài, khoảng cách hai vòng liên tiếp là 0,5 m. Xem biên độ sóng không giảm. Vận tốc truyền sóng có giá trị: A. 1 m/s B. 0,25 m/s C. 0,5 m/s D. 1,25 m/s Bài 2. Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ: A. giảm 4,4 lần B. giảm 4 lần C. tăng 4,4 lần D. tăng 4 lần Bài 3. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm: A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha. B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. Bài 4. Chọn phát biểu sai khi nói về bước sóng: A. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi trong 1 chu kì. B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha. C. Trên phương truyền sóng, các điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha. D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi trong 1 giây Bài 5. Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng: A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Bài 6. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào: A. tính chất của môi trường B. kích thước của môi trường C. biên độ sóng D. cường độ sóng Bài 7. Tốc độ truyền sóng là tốc độ: A. chuyển động của các phần tử vật chất B. dao động của nguồn sóng C. truyền pha dao động D. dao động của các phần tử vật chất Bài 8. Chọn phát biểu sai về quá trình lan truyền của sóng cơ học: A. Là quá trình truyền năng lượng B. Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian C. Là quá trình truyền pha dao động D. Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian Bài 9. Chọn phát biểu sai: A. Vận tốc của sóng là vận tốc dao động của các phần tử dao động B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ dao động C. Tần số của sóng là tần số dao động của các phần tử dao động D. Chu kỳ của sóng là chu kỳ dao động của các phần tử dao động Bài 10. Chọn câu sai khi nói về sự lan truyền sóng cơ. A. Năng lượng được lan truyền theo sóng B. Trạng thái dao động được lan truyền theo sóng C. Pha dao động được lan truyền theo sóng D. Phần tử vật chất lan truyền với tốc độ bằng tốc độ truyền sóng Bài 11. Biên độ sóng là? A. Quảng đường mà mỗi phần tử môi trường truyền đi trong 1 giây B. Khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha C. Một nửa khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử môi trường khi sóng truyền qua D. Khoảng cách giữa hai phần tử của môi trường trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha Bài 12. Một sóng có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với vận tốc 60m/s thì bước sóng của nó là: A. 2,0m B. 1,0m C. 0,5m D. 0,25m Bài 13. Đối với sóng cơ thì sóng ngang truyền được A. Trong chất rắn, chất lỏng và chất khí B. Trong chất rắn, trên bề mặt chất lỏng, trong chân không C. Trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng D. Trong các môi trường rắn và khí Bài 14. Khi sóng ngang truyền qua một môi trường vật chất đàn hồi, các phần tử vật chất của môi trường sẽ : A. dao động theo phương vuông góc phương truyền sóng với tần số bằng tần số dao động của nguồn sóng B. dao động theo phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc dao động của nguồn sóng. C. chuyển động theo phương vuông góc phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc sóng. D. chuyển động theo phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc sóng. Bài 15. Hình dạng sóng truyền theo chiều dương trục Ox ở một thời điểm có dạng như hình vẽ. Sau thời điểm đó chiều chuyển động của các điểm A, B, C, D và E là: A. Điểm B, C và E đi xuống còn A và D đi lên. B. Điểm A, B và E đi xuống còn điểm C và D đi lên. C. Điểm A và D đi xuống còn điểm B, C và E đi lên. D. Điểm C và D đi xuống và A, B và E đi lên. Bài 16. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng? A. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào vận tốc dao động của phần tử sóng. B. Để phân loại sóng người ta căn cứ vào phương truyền sóng và phương dao động. C. Trong quá trình truyền sóng các phần tử vật chất không truyền đi mà chỉ dao động tại vị trí nhất định D. Môi trường có tính đàn hồi càng cao thì sóng càng dễ lan truyền Bài 17. Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài nằm ngang. Hai điểm P, Q nằm trên dây cách nhau 5λ/4, sóng truyền theo chiều từ P đến Q. Có thể kết luận: A. khi P có vận tốc cực đại thì Q có li độ cực đại. B. li độ của P và Q luôn trái dấu. C. khi P ở li độ cực đại thì Q có vận tốc cực đại. D. khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu. Bài 18. Cho mũi nhọn P chạm nước và dao động theo phương thẳng đứng để tạo sóng ngang trên mặt nước