104. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Kim Thành Hải Dương Lần 1 File word có lời giải chi tiết.doc

WORD 15 0.178Mb

104. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Kim Thành Hải Dương Lần 1 File word có lời giải chi tiết.doc là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Kim Thành - Hải Dương - Lần 1 I. Nhận biết Câu 1: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit? A. C2H5NH2. B. CH3COOC2H5. C. H2N-CH2-COOH. D. HCOONH4. Câu 2: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc I có cùng công thức C3H9N là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do A. phản ứng màu của protein. B. phản ứng thủy phân của protein. C. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. D. sự đông tụ của lipit. Câu 4: Để trung hòa 100ml dung dịch HCl 0,1 M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,3. Câu 5: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Ca, Zn, Cu. B. Li, Ag, Sn. C. Al, Fe, Cr. D. Fe, Cu, Ag. Câu 6: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói, chế tạo phim ảnh? A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ. Câu 7: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Amilozơ. D. Saccarozơ. Câu 8: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với H2O ở điều kiện thường? A. Na. B. Au. C. Cr. D. Ag. Câu 9: Ở một loại polietilen (-CH2-CH2-)n có phân tử khối là 420000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó là A. 15290. B. 17886. C. 12300. D. 15000. Câu 10: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch? A. Metylamin. B. Alanin. C. Ala-Val. D. Metyl axetat. Câu 11: Ion M+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Nguyên tố M là A. O (Z=8). B. Na (Z=11). C. Mg (Z=12). D. Ne (Z=10). Câu 12: Hòa tan hoàn toàn m gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí (đo ở đktc). Giá trị của m là A. 6,50. B. 9,75. C. 13,00. D. 8,45. Câu 13: Trong các chất sau: Al, Fe, Ag, Zn. Chất nào không tác dụng với dung dịch HCl loãng ở điều kiện thường? A. Zn. B. Ag. C. Fe. D. Al. Câu 14: Cho muối ăn (NaCl) tác dụng với chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa? A. CuSO4. B. AgNO3. C. Al. D. KNO3. Câu 15: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với A. nước. B. cồn. C. giấm. D. nước muối. Câu 16: Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên? A. Nilon-6. B. Tơ tằm. C. Tơ nitron. D. Nilon-7. II. Thông hiểu Câu 17: Cho phản ứng: Al+HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là A. 24. B. 30. C. 26. D. 15. Câu 18: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg . Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này, thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenylalanin (Phe)? A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 19: Đốt cháy 12 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí O2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí O2 đã phản ứng là A. 2,80 lít. B. 4,2 lít. C. 3,36 lít. D. 5,6 lít. Câu 20: Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm (COONa)2, CH3CHO, C2H5OH . Công thức phân tử của X là A. C6H10O4. B. C6H8O4. C. C5H8O4. D. C5H6O4. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Các nhóm IA, IIA bao gồm các nguyên tố s. B. Nguyên tử kim loại chỉ có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng. C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim. D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. Câu 22: Cho phản ứng của Fe với oxi như hình vẽ sau Vai trò của lớp nước ở đáy bình là A. Xúc tác cho phản ứng của Fe với O2 xảy ra dễ dàng hơn. B. Tăng áp suất bình phản ứng. C. Tránh vỡ bình vì sắt cháy có nhiệt độ cao. D. Hòa tan O2 để phản ứng với Fe trong nước. Câu 23: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây? A. Đá vôi. B. Muối ăn. C. Phèn chua. D. Vôi sống. Câu 24: Cách bảo quản thịt, cá bằng cách nào sau đây được coi là an toàn? A. Dùng nước đá khô, fomon. B. Dùng fomon, nước đá. C. Dùng phân đạm, nước đá. D. Dùng nước đá và nước đá khô. Câu 25: Cho CH3COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 4,1. B. 8,2. C. 9,8. D. 4,9. Câu 26: Cho dãy các chất: Fe, Al(OH)3, ZnO, NaHCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 27: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y gồm hai kim loại. Thành phần muối trong X là A. Fe(NO3)3 ,Fe(NO3)2. B. AgNO3. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2. Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau (a) Cho lá Al vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. (b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí Cl2. (c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3 loãng. (d) Cho lá Zn vào dung dịch CuCl2. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. III. Vận dụng – Vận dụng cao Câu 29: Khi lên men m kg n