105. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội Lần 1 File word có lời giải chi tiết.doc

WORD 13 0.160Mb

105. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội Lần 1 File word có lời giải chi tiết.doc là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội - Lần 1 I. Nhận biết Câu 1: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng A. trùng hợp. B. xà phòng hóa. C. trùng ngưng. D. thủy phân. Câu 2: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo? A. Tơ visco. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ tằm. Câu 3: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy. C. nhiệt luyện. D. điện phân dung dịch. Câu 4: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. C15H31COOCH3. B. CH3COOCH2C6H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)2C2H4. Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại điện li mạnh? A. CH3COOH. B. NaCl. C. C2H5OH. D. H2O. Câu 6: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền và tiện lợi hơn so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là A. CH4. B. C2H6. C. C2H2. D. C2H4. Câu 7: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Ba. B. Be. C. Na. D. K. Câu 8: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là A. axit fomic. B. ancol etylic. C. phenol. D. etanal. Câu 9: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4, 2H2O) được gọi là A. boxit. B. đá vôi. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống. Câu 10: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Fe2+. B. Cu2+. C. Ag+. D. Au3+. II. Thông hiểu Câu 11: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 160. B. 480. C. 240. D. 320. Câu 12: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34,0 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là A. CH5N và C2H7N. B. C2H7N và C3H9N. C. C3H9N và C4H11N. D. C3H7N và C4H9N. Câu 13: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là A. 93 gam. B. 85 gam. C. 89 gam. D. 101 gam. Câu 14: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dd H2SO4loãng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 15: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2(đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là A. 6,20. B. 5,25. C. 3,60. D. 3,15. Câu 17: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là A. H2N–[CH3]3–COOH. B. H2N–[CH2]2–COOH. C. H2N–[CH2]4–COOH. D. H2N–CH2–COOH. Câu 18: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?  A. 2Fe + 6H2SO4 (đặc)  Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O. B. 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O. C. NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3↑ + H2O. D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O. Câu 19: Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 0,72. B. 1,35. C. 1,08. D. 0,81. Câu 20: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dd X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là A. 0,55 mol. B. 0,65 mol. C. 0,35 mol. D. 0,50 mol. Câu 21: Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70 mL dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 75 mL dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 0,39. B. 0,78. C. 1,56. D. 1,17. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là A. Na. B. Ca. C. Ba. D. K. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ. (b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh. (d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là A.