111 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG RƠI VÀO ĐỀ THI

PDF 67 0.412Mb

111 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG RƠI VÀO ĐỀ THI là tài liệu môn Địa Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Nguyễn Trường Thái 11-12-2017 [email protected] 1/19 111 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG RƠI VÀO ĐỀ THI Câu 1. Trên đất liền, các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây, cực Đông của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh A. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. B. Hà Giang, Điện Biên, Cà Mau, Khánh Hòa. C. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa. D. Hà Giang, Khánh Hòa, Điện Biên, Cà Mau. Câu 2. Ranh giới quốc gia trên biển là A. ranh giới nội thuỷ B. ranh giới lãnh hải C. ranh giới tiếp giáp lãnh hải D. ranh giới đặc quyền kinh tế Câu 3. Hệ tọa độ địa lí trên đất liền (cực Bắc, cực Nam, cực Tây, cực Đông) của nước ta là A. 23°23’B, 8°34’B, 102°09’Đ, 109°24’Đ. B. 8°34’B, 23°23’B, 102°09’Đ, 109°24’Đ. C. 23°23’B, 8°34’B, 109°24’Đ, 102°09’Đ. D. 109°24’Đ, 102°09’Đ, 8°34’B, 23°23’B. Câu 4. Điểm phía bắc của đường bờ biển nước ta bắt đầu từ A. Cái Bầu (Quảng Ninh). B. Cẩm Phả (Quảng Ninh). C. Móng cái (Quảng Ninh). D. Hạ Long (Quảng Ninh). Câu 5. Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do nhân tố cơ bản nào qui định ? A. Vị trí địa lí. B. Khí hậu. C. Thổ nhưỡng. D. Sinh vật. Câu 6. Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú là do A. nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu. B. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. C. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. D. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. Nguyễn Trường Thái 11-12-2017 [email protected] 2/19 Câu 7. Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước cùng vĩ độ là nhờ A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. D. nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông. Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta ? A. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng. C. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên cận xích đạo gió mùa. D. Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng với ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lý nước ta ? A. Chung sống hòa bình, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước. B. Chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước. C. Chung sống hòa bình, thuận lợi trong việc phát triển các ngành, vùng kinh tế. D. Chung sống hòa bình, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 10. Nhân tố nào là nguồn cung cấp dồi dào về nhiệt và ẩm cho thiên nhiên nước ta ? A. biển Đông. B. gió Tín Phong. C. địa hình. D. sinh vật. Câu 11. Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta ? A. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực. B. Tạo thuận lợi trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ. C. Thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực. D. Tạo điều kiện cho nước ta mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 12. Bốn vùng thuộc vùng núi nước ta là A. Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Trường Sơn Bắc. B. Trường Sơn Bắc, Tây Bắc, Việt Bắc và Trường Sơn Nam. C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. D. Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc, và Trường Sơn Nam. Câu 13. Ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là Nguyễn Trường Thái 11-12-2017 [email protected] 3/19 A. dãy Tam Đảo. B. dãy Hoành Sơn. C. dãy Bạch Mã. D. dãy Hoàng Liên Sơn. Câu 14. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng nào? A. Đông Nam Bộ. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc. Câu 15. Địa hình nước ta bị xâm thực mạnh vùng đồi núi là do A. khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. B. địa hình chủ yếu đồi núi thấp. C. chủ yếu là đất feralit. D. khí hậu khô nóng. Câu 16. Sự khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam A. thấp và hẹp ngang. B. hướng núi vòng cung. C. tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn.