3. thpt chu van an dak lak lan 1 nam 2017 co loi giai chi tiet

WORD 12 0.118Mb

3. thpt chu van an dak lak lan 1 nam 2017 co loi giai chi tiet là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn trường THPT Chu Văn An - Đắk Lắk - lần 1 - năm 2017 (có lời giải chi tiết) TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – ĐẮK LẮK ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXBGD-2007, tr. 144) 1. Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ. 2. Cách xưng hô con trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. 4. Đoạn thơ thê hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? PHẦN LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Bryan Dison - Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với học sinh về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người: .... “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua trong kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình...” (Sống trọn vẹn từng ngày - Thanh Hằng dịch từ Internet) Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình khoảng 200 từ về cuộc sống trước lời khuyên ấy. Câu 2. (5,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân). --------- Hết --------- Giám thị không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM PHẦN I: ĐỌC - HIỂU Câu 1 : Những phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự. Câu 2: Cách xưng hô: Tác giả xưng con thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của mình với cuộc kháng chiến, với Tây Bắc. Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên đang khao khát trở về. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật so sánh: Tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành từng chùm hình ảnh độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng; nhân dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,... Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẩm mĩ cao. Câu 4: Khổ thơ thể hiện niềm vui người chiến sĩ cách mạng khi gặp lại nhân dân. Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong; về với ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la... Những hình ảnh diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ tự nhiên, hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1: - Yêu cầu: Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,5) - Giới thiệu câu nói: Đây là câu nói của Tổng giám đốc một nhãn hàng nổi tiếng, có thể coi là bí quyết thành công của vị Tổng giám đốc này. - Giải thích ngắn gọn câu nói và chỉ ra bức thông điệp ý nghĩa (0,5) + Con người phải biết sống với hiện tại bởi quá khứ chỉ là những điều đã qua và tương lai là những điều chưa tới. Nếu chỉ đắm chìm trong quá khứ thì con người sẽ tự đánh mất cơ hội của mình ở hiện tại - Bày tỏ suy nghĩ về nghĩ của em về câu nói trên: + Bức thông điệp hoàn toàn đúng đắn, ngày hôm nay sẽ quyết định ngày mai, nếu ngày hôm nay bạn làm không tốt thì ngày mai cũng không thể tốt đẹp như bạn mong muốn. Thế nên, để có cuộc sống trọn vẹn, bạn phải sống trọn vẹn từng ngày. + Rút ra bài học hành động: Để có một tương lai tốt đẹp, người học sinh phải sống hết mình ngay hôm nay. Không ngủ quên trong chiến thắng với những thành tích đã đạt được, không ảo tưởng về tương lai, phải chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để đón chờ những chông gai và thử thách phía trước. - Kết thúc vấn đề Câu 2: Mở bài: - Giới thiệu tác giả Kim Lân - Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt - Giới thiệu vấn đề: Giá trị nhân đạo Thân bài: - Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học - Phân tích biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt Biểu hiện 1: Cái nhìn sâu sắc và tấm lòng nhân hậu trước khát vọng của con người. Tác phẩm mở ra với bối cảnh đổi thay to lớn đầy nghiệt ngã của cuộc sống con người khi nạn đói lịch sử vào năm 1945 tràn tới. Nó trở thành một hội chứng can thiệp vào cuộc sống, đập vỡ biết bao nhiêu mái ấm, xô đẩy con người đến thế giới tử thần, thay đổi nếp sống cách nghĩ, vốn văn hoá thuần phác trong sáng của người Việt. Nhân vật Tràng xuất hiện với sự biến đổi lớn, từ Tràng vui tính được trẻ con yêu mến giờ câm lặng tiều tuỵ kiệt sức "đi từng bước mệt mỏi ... đầu chúi về phía trước" và cô gái (Vợ Tràng sau này) vì đói mà mất tính cách với hành động bê tha và hình dáng tiều tụy lam lũ. Thế giới người đói hiện lên dưới ngòi bút nhà văn "Cái lều chợ đầy những người bồng bế dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, sáng nào cũng thấy ba bốn cái xác n