52. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc Lần 2 File word có lời giải chi tiết

WORD 8 0.189Mb

52. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc Lần 2 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

52. Đề thi thử THPTQG năm 2018 - Môn Hóa Học - THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc - Lần 2 - File word có lời giải chi tiết I. Nhận biết Câu 1. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. polipeptit. B. polipropilen. C. poli (metyl metacrylat). D. poliacrilonitrin. Câu 2. Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn con người. Trong phân tử protein các gốc α-aminoaxit gắn với nhau bằng liên kết A. glicozit B. peptit C. amit D. hiđro Câu 3. Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo? A. Axit oleic B. Axit acrylic C. Axit stearic D. Axit panmitic Câu 4. Monome được dùng để điều chế polistiren (PS) là A. C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH2=CH-CH3. Câu 5. Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3? A. CaCl2. B. NaOH. C. Na2S. D. BaSO4. Câu 6. Công thức nào sau đây là một loại phân đạm? A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. K2SO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 7. Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng A. phân hủy mỡ. B. đehiđro hóa mỡ tự nhiên. C. axit béo tác dụng với kim loại. D. thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm. Câu 8. Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol. Dung dịch nào dẫn điện tốt nhất? A.H2SO4. B. Al2(SO4)3. C. Ca(OH)2. D.NH4NO3. Câu 9. Muối cacbonat nào sau đây không bị nhiệt phân? A. MgCO3. B. CaCO3. C. K2CO3. D.BaCO3. Câu 10. Polime X có khối lượng phân tử là 400000 g/mol và hệ số trùng hợp là n = 4000. X là A. –(–CH2CH(CH3) –)n–. B. –(–CH2CH(Cl) –)n–. C. –(–CF2CF2)n–. D. –(–CH2CH2–)n–. Câu 11. Etyl fomat là chất mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Nó có phân tử khối là A. 74. B. 60. C. 88. D. 68. Câu 12. Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là A. vinyl metacrylat. B. propyl metacrylat. C. vinyl acrylat. D. etyl axetat. Câu 13. Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ? A. axit glutamic B. amilopectin C. anilin D. glyxin II. Thông hiểu Câu 14. Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại A. pentapepit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. tripetit. Câu 15. Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y; sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá tiị của m là A. 43,20. B. 21,60. C. 46,07. D. 24,47. Câu 16. Cho 2,53 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được thêm 0,72 gam nước và m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là A. 3,41. B. 3,25. C. 1,81. D. 3,45. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được nH2O < nCO2. Điều khẳng định nào sau đây đúng? A. X chỉ có thể là ankađien, xicloankan hoặc ankin. B. X chỉ có thể là ankan, ankin hoặc aren. C. X chỉ có thể là anken, ankin hoặc xicloankan. D. X có thể là ankin, aren hoặc ankađien. Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít O2 thu được 1,12 lít CO2 (các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức của 2 amin là A. C3H7NH2, C4H9NH2. B. C2H5NH2, C3H7NH2 C. C4H9NH2, C5H11NH2.7 D. CH3NH2, C2H5NH2. Câu 19. Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp sản phẩm mà các chất sản phẩm đều có phản ứng tráng gương, cấu tạo có thể có của este là A. HCOOCH=CHCH3. B. HCOOCH2CH CH2. C. CH3COOCHCH2. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 20. Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Phenol có tính bazo yếu B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit axetic C. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol D. Phenol không có tính axit Câu 21. Có các dung dịch riêng biệt sau: phenylamoni doma, ClH3NCH2COOH, lysin, H2NCH2COONa, axit glutamic. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là A. 5. B. 3. C. 4 D. 2. Câu 22. Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: (1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) CH3CH2COOCH3; (6) HOOCCH2CH2OH; (7) CH3OOC-COOC2H5. Những chất thuộc loại este là A. (1), (2), (3), (5), (7) B. (1), (3), (5), (6), (7) C. (1), (2), (3), (4), (5), (6) D. (1), (2), (3), (6), (7) Câu 23. Cho dãy các chất: stiren, phenol, toluen, anilin, metyl amin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch brom là A. 4 B. 5. C. 2 D. 3 Câu 24. Chọn phản ứng sai? A. Ancol benzylic + CuO C6H5CHO + Cu + H2O. B. C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → dung dịch xanh thẫm + H2O. C. Propan-2-ol + CuO CH3COCH3 + Cu + H2O. D. Phenol + dung dịch Br2 → axit picric + HBr. Câu 25. Các polime: polietilen, xenlulozo, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các poli me tổng hợp là A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6. B. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6. C. polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. D. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6. Câu 26. Chất nào sau đây có số liên kết π nhiều nhất (mạch hở)? A. C3H9N. B. C2H5N. C. C4H8O3. D. C3H4O4. Câu 27. Hai chất nào sau đây đều thủy phân đuợc trong dung dịch