58. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học THPT Yên Định 1 Thanh Hóa Lần 1 File word có lời giải chi tiết

WORD 14 0.230Mb

58. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học THPT Yên Định 1 Thanh Hóa Lần 1 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

58. Đề thi thử THPTQG năm 2018 - Môn Hóa Học - THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa - Lần 1 - File word có lời giải chi tiết I. Nhận biết Câu 1. Chất thuộc loại cacbohiđrat là A. poli (vinyl clorua). B. etylaxetat. C. xenlulozo. D. glixerol. Câu 2. Tinh bột thuộc loại A. đisaccarit. B. monosaccarit. C. lipit. D. polisaccarit. Câu 3. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH. Câu 4. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là: A. 100. B. 50. C. 200. D. 150. Câu 5. Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng A. este hóa. B. trùng ngưng. C. trùng hợp. D. xà phòng hóa. Câu 6. Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là: A. CH3COONa và CH3COOH. B. CH3COONa và CH3OH. C. CH3OH và CH3COOH. D CH3COOH và CH3ONa. Câu 7. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin là A. 15,05%. B. 18,67% C. 17,98%. D. 15,73%. Câu 8. Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin) thu được chất nào trong các chất sau? A. Cao su buna-N. B. Tơ nitron (hay olon). C. Tơ capron. D. Tơ lapsan. Câu 9. Đồng phân của saccarozơ là: A. xenlulozơ. B. glucozơ. C. mantozơ. D. fructozơ. Câu 10. Trieste của glixerol với axit nào sau đây không phải chất béo? A. Axit panmitic. B. Axit stearic. C. Axit axetic. D. Axit oleic. Câu 11. Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là A. màu vàng. B. màu da cam. C. màu đỏ. D. màu tím. Câu 12. Vinyl axetat có công thức là A. CH3COOCHCH2. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 13. Số đồng phân cấu tạo amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là: A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 14. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)? A. Bông. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ tằm. D. Tơ visco. Câu 15. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. poli (vinyl clorua). B. polietilen. C. poli (metyl metacrylat). D. nilon-6,6. Câu 16. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân? A. Tinh bột. B. Glucozo. C. Saccarozo. D. Xenlulozo. Câu 17. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monme) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) đuợc gọi là phản ứng A. thủy phân. B. xà phòng hóa. C. trùng ngưng. D. trùng hợp. Câu 18. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử A. saccarozo. B. xenlulozo. C. mantozo. D. tinh bột. II. Thông hiểu Câu 19. Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo là A. C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH3. B. C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NH2. C. NH3, C6H5NH2 (anilin), CH3NH2. D. CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3. Câu 20. Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 16,73 gam. B. 8,78 gam. C. 20,03 gam. D. 25,50 gam. Câu 21. Xenlulozo trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozo). Nếu dùng 2 tấn xenlulozo thì khối lượng xenlulozo trinitrat điều chế được là A. 2,20 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,97 tấn. D. 1,10 tấn. Câu 22. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? A. Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng hợp metyl metacrylat. C. Trùng ngưng axit ɛ-aminocaproic. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. Câu 23. Tinh bột, xenlulozo, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. tráng bạc. B. thủy phân. C. hòa tan Cu(OH)2. D. trùng ngưng. Câu 24. Hợp chất hữu cơ X mạch hở trong đó nitơ chiếm 23,73% về khối lượng. Biết X tác dụng với HCl với tỉ lệ mol nX : nHCl =1:1. Công thức phân tử của X là: A. C4H11N. B. C3H9N. C. C3H7N. D. C2H7N. Câu 25. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9,6. B. 8,2. C. 19,2. D. 16,4. Câu 26. Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CHCH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 1. B.2 C. 4. D. 3. Câu 27. Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là: A. 2. B. 3. C. 1 D. 4. Câu 28. Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 9,0. B.36,0. C. 18,0. D. 16,2. Câu 29. Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A.C6H5NH2. B. H2NCH(CH3)COOH. C. C2H5OH. D. CH3COOH. Câu 31. Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của A. etylen glicol và hexametylenđiamin. B. axit ađipic và etylen glicol. C. axit ađipic và glixerol. D. axit ađipic và hexametylenđiamin. Câu 32. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ t