58. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Vật Lý Đề kiểm tra học kì 1 trường THPT Vĩnh Xuân Yên Bái File word có lời giải chi tiết

WORD 12 0.621Mb

58. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Vật Lý Đề kiểm tra học kì 1 trường THPT Vĩnh Xuân Yên Bái File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề kiểm tra học kì 1 trường THPT Vĩnh Xuân - Yên Bái - Năm 2018 Câu 1: Hiện tượng siêu dẫn xảy ra ở một số vật liệu khi A. hiệu điện thế giữa hai đầu vật liệu đủ nhỏ. B. hiệu điện thế giữa hai đầu vật liệu đủ lớn. C. nhiệt độ của vật liệu đủ nhỏ. D. nhiệt độ của vật liệu đủ lớn. Câu 2: Điốt bán dẫn có cấu tạo A. gồm hai lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện xoay chiều thành một chiều. B. gồm một lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện một chiều thành xoay chiều. C. gồm hai lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện một chiều thành xoay chiều. D. gồm một lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện xoay chiều thành một chiều. Câu 3: Trong sự lan truyền sóng trên một sợi dây, tại điểm phản xạ, sóng tới và sóng phản xạ A. luôn ngược pha. B. ngược pha nếu vật cản cố định. C. luôn cùng pha. D. ngược pha nếu vật cản tự do. Câu 4: Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ A. không khí tới mặt phân cách với nước. B. không khí tới mặt phân cách với thủy tinh. C. nước tới mặt phân cách với không khí. D. không khí tới mặt phân cách với rượu etilic. Câu 5: Xét từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, đường sức từ là những A. đường tròn nằm trong mặt phẳng chứa dây dẫn và có tâm thuộc dây dẫn. B. đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn và có tâm thuộc dây dẫn. C. đường thẳng vuông góc với dây dẫn. D. đường thẳng song song với dây dẫn. Câu 6: Dòng điện không đổi là dòng điện A. không có sự dịch chuyển của các hạt mang điện. B. có cường độ không thay đổi theo thời gian. C. có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. D. có chiều không thay đổi theo thời gian. Câu 7: Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình   rad tại nơi có g = π2 m/s2. Chiều dài dây treo con lắc là A. 100cm. B. 25cm. C. 50cm. D. 40cm. Câu 8: Trong dao động cưỡng bức, đồ thị cộng hưởng càng nhọn khi A. tần số dao động riêng càng nhỏ. B. tần số dao động riêng càng lớn. C. lực cản của môi trường càng lớn. D. lực cản của môi trường càng nhỏ. Câu 9: Một nguồn điện một chiều có suất điện động E = 12V được mắc với một bóng đèn để tạo thành một mạch kín thì cường độ dòng điện trong mạch là I = 2A. Công suất của nguồn điện là A. 48W. B. 6W. C. 24W. D. 3W. Câu 10: Kính lúp là thấu kính A. phân kì có tiêu cự nhỏ. B. phân kì có tiêu cự lớn. C. hội tụ có tiêu cự lớn. D. hội tụ có tiêu cự nhỏ. Câu 11: Xét một đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa một trong ba phần tử: điện trở thuần, cuộn cảm thuần, tụ điện. Hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch theo thời gian (đường đứt nét) và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong mạch theo thời gian (đường liền nét). Đoạn mạch này A. chứa cuộn cảm thuần. B. chứa điện trở thuần. C. chứa tụ điện. D. chứa cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Câu 12: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với phương trình của hai dao động thành phần là  . Tần số của dao động tổng hợp là A. 4 Hz. B. 2 Hz. C. 0,5 Hz. D. 1 Hz. Câu 13: Thực hiện giao thoa sóng trên mặt một chất lỏng với hai nguồn kết hợp cùng pha đặt tại A và B. Biết bước sóng là λ = 4 cm. Điểm M trên mặt chất lỏng với MA–MB=6cm. Vậy M thuộc vân giao thoa A. cực đại thứ hai tính từ trung trực của AB. B. cực tiểu thứ nhất tính từ trung trực của AB. C. cực tiểu thứ hai tính từ trung trực của AB. D. cực đại thứ nhất tính từ trung trực của AB. Câu 14: Trong sóng cơ học, sóng dọc A. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. C. không truyền được trong chất rắn. D. chỉ truyền được trong chất rắn. Câu 15: Chọn phát biểu sai về hiện tượng tự cảm? A. Hiện tượng tự cảm không xảy ra trong mạch điện xoay chiều. B. Hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện một chiều khi ngắt mạch. C. Hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện một chiều khi đóng mạch. D. Hiện tượng tự cảm luôn xảy ra trong mạch điện xoay chiều. Câu 16: Chọn phát biểu sai về vật dao động điều hòa? A. Chu kì là khoảng thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại. B. Chu kì là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động. C. Chu kì là đại lượng nghịch đảo của tần số. D. Chu kì là khoảng thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ biên nọ đến biên kia. Câu 17: Mức cường độ âm tại điểm M là L=70dB. Biết cường độ âm chuẩn là I0=10-12W/m2. Cường độ âm tại M là A. I=10-7W/m2. B. I=10-5W/m2. C. I=105W/m2. D. I=107W/m2. Câu 18: Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện thì thanh kim loại nhiễm điện do hưởng ứng và A. đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. B. hai đầu M, N đều nhiễm điện dương. C. hai đầu M, N đều nhiễm điện âm. D. đầu M nhiễm điện dương, đầu N nhiễm điện âm. Câu 19: Một mắt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Độ tụ của kính thích hợp mà người này cần đeo sát mắt để sửa tật cận thị là A. 5dp. B. 2dp. C. –5dp. D. –2dp. Câu 20: Một thiết bị điện xoay chiều có các thông