89. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học Megabook Đề số 1 File word có lời giải chi tiết

WORD 10 0.599Mb

89. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học Megabook Đề số 1 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được có màu A. xanh B. vàng C. da cam D. không màu Câu 2. Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch khi đun nóng? A. Benzylamoni clorua B. Glyxin C. Metylamin D. Metyl fomat Câu 3. Cho hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và C6H5COOCH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam ancol. Giá trị của m là A. 9,2 B. 6,4 C. 4,6 D. 3,2 Câu 4. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng? A. Polistiren B. Teflon C. Poli (hexametylen-ađipamit) D. Poli (vinyl clorua) Câu 5. Trong quá trình luyện gang, người ta thường sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ SiO2 ra khỏi gang? A. CaCO3 B. CO C. Ca D. CO2 Câu 6. Có bốn dung dịch đựng riêng biệt trong bốn ống nghiệm không dán nhãn: K2CO3, FeCl2, NaCl, CrCl3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch Ba(OH)2 thì nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch trên? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 7. Cho các phát biểu sau: (1) Poli (metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt. (2) Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên. (3) Người ta sản xuất xà phòng bằng cách đun hỗn hợp chất béo và kiềm trong thùng kín ở t0 cao. (4) Các amin đều độc. (5) Dầu mỡ sau khi rán, không được dùng để tái chế thành nhiên liệu. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8. Để phát hiện rượu (ancol etylic) trong hơi thở của các tài xế một cách nhanh và chính xác, cảnh sát dùng một dụng cụ phân tích có chứa bột X là oxit của crom và có màu đỏ thẫm. Khi X gặp hơi rượu sẽ bị khử thành hợp chất Y có màu lục thẫm. Công thức hóa học của X là Y lần lượt là A. CrO3 và CrO B. CrO3 và Cr2O3 C. Cr2O3 và CrO D. Cr2O3 và CrO3 Câu 9. Cho 29,4 gam axit glutamic tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là A. 44,0 gam B. 36,7 gam C. 36,5 gam D. 43,6 gam Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí? A. Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp B. Khí thải của các phương tiện giao thông C. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh D. Hoạt động của núi lửa Câu 11. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit? A. Tristearin, xenlulozơ, glucozơ B. Xenlulozơ, saccarozơ, polietilen. C. Tinh bột, xenlulozơ, mantozơ D. Tinh bột, xenlulozơ, poli (vinyl clorua). Câu 12. Trong các loại hạt và củ sau, loại nào thường có hàm lượng tinh bột lớn nhất? A. Khoai tây B. Sắn C. Ngô D. Gạo Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai? A. Các vật dụng chỉ làm bằng nhôm hoặc crom đều bền trong không khí và nước vì có lớp màng oxit bảo vệ B. Hợp chất NaHCO3 bị phân hủy khi nung nóng C. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]) thu được kết tủa màu nâu đỏ. D. Cho dung dịch CrCl2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu vàng. Câu 14. Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Na2CO3, CaCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 15. Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng dung dịch NaOH, thu được natri axetat và andehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp propilen. (c) Ở điều kiện thường, trimetyl amin là chất khí. (d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 16. Metyl acrylat có công thức phân tử là A. C5H8O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C4H6O2 Câu 17. Poliacrilonitrin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là A. C, H B. C, H, Cl C. C, H, N D. C, H, N, O Câu 18. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi lại ở bảng sau: Chất Thuốc thử X Y Z T Dung dịch HCl có phản ứng không phản ứng có phản ứng có phản ứng Dung dịch NaOH có phản ứng không phản ứng không phản ứng có phản ứng Dung dịch AgNO3/NH3 không phản ứng có phản ứng không phản ứng không phản ứng Các chất X, Y, Z và T lần lượt là: A. mononatri glutamat, glucozơ, saccarozơ, metyl acrylat B. benzyl axetat, glucozơ, alanin, triolein C. lysin, fructozơ, triolein, metyl acrylat D. metyl fomat, fructozơ, glysin, tristearin Câu 19. Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự oxi hóa kim loại? A. Điện phân CaCl2 nóng chảy B. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH C. Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI Câu 20. Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là A. 66,24 B. 33,12 C. 36,00 D. 72,00 Câu 21. Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức COOH và NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 16:7. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đúng 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là A. 14,20 B. 16,36