ĐỀ TÀI SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

WORD 27 0.199Mb

ĐỀ TÀI SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG là tài liệu môn Địa Lý trong chương trình Lớp 9 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

1. Lí do chọn đề tài Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh. Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đề cập và đặt ra trong thực tiễn trong suốt nhiều năm gần đây và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tất cả đều khẳng định phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đó là một trong những vấn đề đòi hỏi các nhà giáo dục hiện nay cần thực hiện để đạt hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra là sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trong để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu là: - Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa và coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy – học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hấp, dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. - Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo khoa mà không được chú trong bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước. - Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang tình hình thức minh hoạ cho bài giảng. Chính vì vậy mà để phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì kênh hình trong sách giáo khoa có một ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Kênh hình sẽ giúp cho học sinh có được những biểu tượng lịch sử, qua đó hình thành các khái niệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát, khắc phục tình trạng, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Qua hệ thống kênh hình sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu sâu kiến thức lịch sử. Từ những vấn đề đã nêu trên đây, đó là lí do em chon đề tài “sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học “các quốc gia cổ đại phương đông” B. NỘI DUNG I. Những vấn đề chung 1. Tác dụng của việc sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong bài học lịch sử ở trường THCS. Trong việc sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong bài học lịch sử ở trường THCS, để nắm vững được những nội dung cũng như những cách thực hiện mang lại hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy ngươi giáo viên trước tiên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng, nó là tiền đề là bước khởi đầu cho sự thành công trong công tác giảng dạy lịch sử trong thời kì công nghệ thông tin hiện đại như ngày nay. 1.1 Khái niệm về quá trình dạy học . Theo quan niệm cổ truyền : quá trình dạy học là tập hợp những hành động liên tiếp, thâm nhập vào nhau của giáo viên và của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống những cơ sở khoa học và trong quá trình đó, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan. Như vậy quá trình dạy học được hiểu là một tập hợp những hoạt động của thây và trò, dưới sự hướng dẫn chủ đạo của giáo viên nhằm giúp trò phát huy được nhân cách và nhờ đó mà đạ