Đề thi HSG môn Vật lý lớp 11 2017 2018 THPT Lê Lợi Thanh Hóa File word có lời giải chi tiết

WORD 44 0.720Mb

Đề thi HSG môn Vật lý lớp 11 2017 2018 THPT Lê Lợi Thanh Hóa File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Vật lí – Lớp 11Thời gian: 180 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1(2 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó: E1 = E2 = 6V; r1 = 1; r2 = 2, R1 = 5; R2 = 4. Vôn kế V (điện trở rất lớn) chỉ 7,5V. Tính: a. Hiệu điện thế UAB giữa A và B. b. Điện trở R, công suất và hiệu suất của mỗi nguồn. Câu 2(2 điểm): a. Trên đường thẳng xy cho bốn điểm O, A, B, C theo thứ tự từ trái qua phải, trong đó B là trung điểm của AC. Đặt điện tích Q tại O. Sau đó lần lượt đặt điện tích q tại A, B và C. Biết rằng khi q đặt tại A và B thì lực tương tác giữa hai điện tích là và . Tìm lực tương tác giữa các điện tích khi q đặt tại C. b. Hai điện tích q1 = q2 = 10-8C đặt tại A và B trong không khí. Cho biết AB = 6cm. Xác định cường độ điện trường tại điểm M trên đường trung trực của AB cách AB một đoạn x. Định x để EM cực đại. Tính giá trị cực đại này. Câu 3(2 điểm): Hai tụ C1 = 4µF và C2 = 6µF lúc đầu chưa tích điện được mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào nguồn UAB = 12V. a. Tính điện tích của mỗi tụ b. Sau đó ngắt nguồn ra khỏi bộ tụ rồi mắc nối tiếp với bộ tụ trên một tụ C3 = 4µF chưa tích điện. Song tất cả nối vào nguồn UAM = 8V. Tính điện tích trên mỗi tụ sau cùng. Câu 4(2 điểm): Hai vật nhỏ (coi như hai chất điểm) được ném đồng thời từ một điểm O trên mặt đất với vận tốc ban đầu có cùng độ lớn v01 = v02 = v0. Vật (1) được ném nghiêng một góc α so với phương ngang, vật (2) được ném thẳng đứng hướng lên (Hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. a. Viết phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ trục xOy như hình vẽ. b. Tìm góc α để độ cao cực đại của vật (2) gấp đôi độ cao cực đại của vật (1). Câu 5(2 điểm): Một chiếc thang AB = l, đầu A tựa trên sàn ngang, đầu B tựa vào tường thẳng đứng. Khối tâm C của thang cách A một đoạn . Thang hợp với sàn một góc α. a. Chứng minh rằng thang không thể đứng cân bằng nếu không có ma sát. b. Gọi hệ số ma sát giữa thang với sàn và tường đều là µ. Biết góc α=600. Tính giá trị nhỏ nhất của µ để thang đứng cân bằng. Câu 6(2 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ: C = 2F; R1 = 18Ω; R2 = 20Ω; nguồn điện có suất điện động E = 2V và điện trở trong không đáng kể. Ban đầu các khóa K1 và K2 đều mở. Bỏ qua điện trở các khóa và dây nối. a. Đóng khóa K1 (K2 vẫn mở), tính năng lượng của tụ điện và nhiệt lượng tỏa ra trên R1 đến khi điện tích trên tụ điện đã ổn định. b. Với R3 = 30. Khóa K1 vẫn đóng, đóng tiếp K2, tính điện lượng chuyển qua điểm M đến khi dòng điện trong mạch đã ổn định. Câu 7(2 điểm).Có 1g khí Heli (coi là khí lý tưởng, khối lượng mol μ = 4g/mol) thực hiện một chu trình 1 - 2 - 3 - 4 - 1 được biểu diễn trên giản đồ P - T như hình. Cho P0 = 105Pa; T0 = 300K. a. Tìm thể tích của khí ở trạng thái 4. b. Hãy nói rõ chu trình này gồm các đẳng quá trình nào. Vẽ lại chu trình này trên giản đồ P-V và trên giản đồ V-T (cần ghi rõ giá trị bằng số và chiều biến đổi của chu trình). Câu 8(2 điểm): Một mạch điện gồm các điện trở như hình vẽ được tạo thành theo cách sau. Xuất phát từ một hình vuông cạnh có chiều dài L, điện trở R. Nối trung điểm các cạnh của hình vuông bằng dây điện trở trên để tạo thành một hình vuông mới và cứ tiếp tục như thế đến vô hạn. Hãy xác định điên trở giữa hai đỉnh đối diện của hình vuông ban đầu. (Coi tất cả các dây điện trở trong mạch có cùng tiết diện và cùng điện trở suất). Câu 9(2 điểm).Một mặt cong nhẵn hình bán cầu bán kính R được gắn chặt với một xe lăn nhỏ( Hình vẽ). Khối lượng của mặt cong và xe lăn là M. Xe đặt trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Lúc đầu, đầu A của mặt cong tiếp xúc với vách tường thẳng đứng. Từ A người ta thả một vật nhỏ m trượt xuống với vận tốc ban đầu bằng không( điểm A nằm ngang với tâm mặt cầu). Hãy tính: a. Độ lên cao của m trong mặt cong. b. Vận tốc tối đa mà xe lăn đạt được. Câu 10(2 điểm): Làm thế nào xác định được độ dốc của một đoạn đường khi chỉ có trong tay một thanh gỗ và một lực kế. ------------------------------- HẾT -------------------------------- Họ và tên thí sinh……………………………Số báo danh………………………. Họ tên,chữ kí của giám thị coi thi………………………………………………… (Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu ) SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSG NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Vật lý – Lớp 11Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2 điểm) a - Vì N nối với cực dương của E2 và M nối với cực âm của E1 nên UNM = 7,5V. - Giả sử chiều dòng điện qua mỗi nhánh như hình vẽ Áp dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch ta có: ; ; - Ta có UNM = UNA + UAM = I2.R2 + E1 – I1.r1 = 7,5V => UAB = 3V 0,25 0,25 0,25 0,25 b - Điện trở R: I1 = I2 = 0,5A. Tại A: I = I1 + I2 = 1A => R = 3Ω. - Nguồn E1: P1 = E1.I1 = 3W; H1 = UAM/E1 = 91,7%. - Nguồn E2: P2 = E2.I2 = 3W; H2 = UNB/E2 = 83,3%. 0,25 0,5 0,25 2 (2 điểm) a - Lực tương tác: OA = Tương tự: OC = và OB = , với F là lực