Đề thi môn Sử 806. 73.Đề tự luyện 2019 Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

WORD 20 0.141Mb

Đề thi môn Sử 806. 73.Đề tự luyện 2019 Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX là tài liệu môn Lịch sử trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX Câu 1. Trận đánh có tiếng vang nhất của quân dân Hà Nội sau khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất là A. Trận Chợ Cầu. B. Trận Cầu Giấy. C. Trận Ô Quan Chưởng. D. Trận Sơn Tây. Câu 2. Căn cứ Hương Khê thuộc phạm vi tỉnh nào của nước ta? A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Câu 3. Phan Đình Phùng sinh và mất năm nào? Từng giữ chức vụ gì trong triều Nguyễn? A. 1845 - 1895, Thượng thư Bộ binh. B. 1847 - 1895, Quan Ngự sử. C. 1846 - 1896, Thượng thư Bộ binh. D. 1847 - 1896, Quan Ngự sử. Câu 4. Người có công chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp là ai? A. Trương Định. B. Đinh Công Tráng. C. Cao Điển. D. Cao Thắng. Câu 5. Hành động nào sau đây, không phải là của thực dân Pháp khi đoán biết được những hành động của Tôn Thất Thuyết? A. Nới lỏng bộ máy kìm kẹp. B. Tìm mọi cách loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. C. Tăng thêm lực lượng quân sự. D. Siết chặt bộ máy kìm kẹp. Câu 6. Ở vùng đồng bằng Bắc Kì, vào giai đoạn 1885 - 1888 có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? A. Trần Văn Dự và Nguyễn Tự Tân. B. Hoàng Đình Kinh và Nguyễn Quang Bích. C. Tạ Hiện, Nguyễn Thiện Thuật. D. Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân. Câu 7. Trong giai đoạn đầu, các cuộc khởi nghĩa của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân diễn ra ở đâu? A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Thanh Hóa. Câu 8. Đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được đặt tại đâu? A. Đồn Nu. B. Nghệ An. C. Núi Quạt. D. Núi Vụ Quang. Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp nào khiến nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh? A. Đòi Pháp thả tự do cho vua Hàm Nghi. B. Chống lại chính sách bình định của Pháp. C. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi. D. Phản đối chính sách đầu hàng của triều Nguyễn. Câu 10. Kết quả của việc tấn công Đà Nẵng của Pháp sau 5 tháng như thế nào? A. Pháp bị sa lầy, chuyển sang đánh Gia Định. B. Pháp bỏ Đà Nẵng, tấn công Huế. C. Pháp thua rút khỏi Đà Nẵng. D. Pháp chiếm được Đà Nẵng. Câu 11. Vì sao âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp thất bại? A. Nhà Thanh giúp đỡ ta đánh Pháp. B. Pháp không đủ quân. C. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta. D. Pháp quá nôn nóng. Câu 12. Vì sao sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chuyển vào tấn công Gia Định ? A. Vì Gia Định gần Đà Nẵng. B. Vì Gia Định là nơi có nhiều đồng bào Thiên chúa giáo. C. Vì Gia Định có cửa biển thuận lợi cho tàu chiến của Pháp. D. Vì Gia Định là vựa lúa của Việt Nam và có vị trí chiến lược. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là của hiệp ước Hác-măng? A. Pháp trả lại 3 tỉnh miền Tây cho nhà Nguyễn. B. Công nhận Việt Nam là xứ "bảo hộ" của Pháp. C. Pháp nắm giữ mọi việc giao thiệp bên ngoài của Việt Nam. D. Pháp nắm và kiểm soát mọi nguồn lợi trong nước. Câu 14. Tại sao Pháp chọn Việt Nam là mục tiêu xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi. B. Việt Nam có chế độ phong kiến đã suy yếu. C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. D. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở. Câu 15. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì? A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng. B. "Đánh chắc, tiến chắc". C. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh". D. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế. Câu 16. Tại sao các phong trào yêu nước thời kì này của nhân dân ta bị thất bại? A. Không có sức mạnh tập thể. B. Không có lãnh tụ tài giỏi. C. Phong trào thiếu tính kiên quyết. D. Tương quan lực lượng quá chênh lệch và bất lợi cho ta. Câu 17. Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu lại gặp thất bại? A. Do có nội gián. B. Không được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. C. Chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo, sức chiến đấu giảm sút. D. Pháp đã biết được trước kế hoạch của Tôn Thất Thuyết. Câu 18. Giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa lại chuyển lên vùng trung du và miền núi không phải vì lí do nào dưới đây? A. Do không có sự lãnh đạo của triều đình. B. Ở miền núi hệ thống cai trị của Pháp có nhiều sơ hở hơn. C. Thích hợp với loại hình tác chiến của quân và dân ta hơn. D. Pháp càn quét dữ dội ở khu vực đồng bằng. Câu 19. Đâu không phải nguyên nhân nào khiến các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thất bại? A. Chưa có phương pháp đấu tranh đúng đắn. B. Tương quan lực lượng quá chênh lệch. C. Chưa có giai cấp tiến bộ lãnh đạo. D. Chưa có giai cấp lãnh đạo. Câu 20. "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" là câu nói nổi tiếng của ai? A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trường Định. D. Phan Thành Giản. Câu 21. Vì sao thực dân Pháp phải hai lần chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân Yên Thế? A. Có thời gian tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của nghĩa quân. B. Muốn tập trung để khai thác thuộc địa. C. Muốn có thời gian để chuẩn bị, tập hợp thêm lực lượng. D. Muốn gây ảo tưởng cho nghĩa quân về một sự hợp tác. Câu 22. Pháp đã dùng thủ đoạn gì