Đề thi Olympic truyền thống 30 4 môn Hóa Học lớp 11 Chuyên Nguyễn Tất Thành Kon Tum

WORD 123 5.203Mb

Đề thi Olympic truyền thống 30 4 môn Hóa Học lớp 11 Chuyên Nguyễn Tất Thành Kon Tum là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 11 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH – KOM TUM Câu 1: (4 điểm) 1. Những nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi tia UV có . Số lượng tử chính của trạng thái kích thích này là bao nhiêu? Khi những nguyên tử hydro bị khử trạng thái kích thích đó thì chúng có thể phát ra những bức xạ có bước sóng (tính bằng nm) là bao nhiêu? Cho h = 6,63.10-34J.s; c= 3.108 m.s‑1; hằng số Ritbe RH = 1,097.107 m-1. 2. Heli được biết như là nguyên tố “trơ” nhất trong mọi nguyên tố. Nhưng tính trơ của heli cũng chỉ giới hạn trong phản ứng của nó với các nguyên tử và phân tử trung hòa khác. Ví dụ, nguyên tử heli có thể tạo thành hợp chất quan sát được (không nhất thiết tồn tại lâu) với H+. a. Dùng thuyết obitan phân tử (MO) để xác định bậc liên kết cho HeH+. b. Giải thích tại sao có tồn tại He2+ mà không tồn tại He2 ? c. Các cation 2+ (đi-cation) hai nguyên tử bền vững có công thức XHe2+ thường chỉ có khi năng lượng ion hóa thứ hai (I2) của X nhỏ hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của He. Không cần dựa vào bảng trị số các mức năng lượng ion hóa hãy xác định nguyên tố X có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 18 là phù hợp nhất? Tại sao? 3. Phản ứng giữa N2H4 và TI3+ trong HClO4 có phương trình động học như sau: a. Với giả thiết tất cả các nồng độ khác đều lớn hơn rất nhiều so với TI3+, viết phương trình biến thiên giữa nồng độ TI3+ theo thời gian. b. Cho biết thành phần nguyên tử trạng thái chuyển tiếp của giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng. c. Đề nghị một cơ chế phản ứng phù hợp với phương trình động học trên. Câu 2: (4 điểm) 1. Có hai dung dịch A chứa H2C2O4 0,1M và dung dịch B chứa Na2C2O4 0,1M. a. Tính pH và nồng độ ion C2O42- có trong dung dịch A và B. b. Thêm Fe(NO3)3 (tinh thể) vào dung dịch A và dung dịch B để đạt nồng độ (ban đầu) là 1,0.10-4M. Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Hãy cho biết có xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 không? Chứng minh? c. Tính phần mol của phức Fe(C2O4)33- trong dung dịch A. Cho các giá trị hằng số tạo thành tổng hợp của Fe3+ với C2O42- là Hằng số phân ly axit của H2C2O4 là Kal = 0,05; Ka2 = 5.10-5. Tích số tan của Fe(OH)3 Ks = 2,5.10-39 2. Nồng độ đường trong máu (pH = 7,4) thường được xác định bằng phương pháp Hagedorn-Jensen. Phương pháp này dựa vào phản ứng sắt (III) oxi hóa glucozơ thành axit gluconic. Quy trình phân tích như sau: Lấy 0,200 ml mẫu máu cho vào bình nón, thêm 5,00 ml dung dịch natri hexaxianoferat (III) 4,012 mmol/lit cà đun cách thủy. Xử lý dung dịch thu được bằng lượng dư dung dịch ZnCl2 và sau đó bằng lượng dư KI có mặt Ch3COOH. Iot sinh ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 4 mmol/lit. a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra trong quy trình trên. b. Cho biết tại sao không thể dùng muối Fe(III) để thay cho natri hexaxianoferat (III) trong thí nghiệm trên? c. Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng: 2[Fe(CN)6]3- + 3I- 2[Fe(CN)6]4- + I3- Từ đó cho biết vai trò của ZnCl2. d. Hãy tính nồng độ của glucozơ (theo gam/lit) có trong mẫu máu , biết rằng phép chuẩn độ cần dùng 3,28 ml dung dịch Na2S2O3 để đạt tới điểm tương đương. Cho: Các phức [Fe(CN)6]3 và [Fe(CN)6]4- có hằng số bền tổng cộng lần lượt là Ở 25℃: Câu 3: (4 điểm) 1. Một hợp chất hóa học có tên là Beryl, thành phần gồm có: 31,28% Si: 53,63% O (về khối lượng), còn lại là X và Y. Xác định công thức hóa học của Beryl dưới dạng oxit kép và silicat kép. Biết rằng trong cấu hình electron của X và Y có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tư: N l m s X 3 1 -1 +1/2 Y 2 0 0 -1/2 2. Nguyên tố X có khả năng phản ứng với canxi cho chất Y. Mặt khác X tan được trong dung dịch kiềm tạo ra một hợp chất A và khí B đều có chứa nguyên tố X. A phản ứng với clorua vôi thu được kết tủa C. Kết tủa này sẽ chuyển thành Y khi xử lí với nhôm ở nhiệt độ cao. Hòa tan với chất Y trong dung dịch HCl loãng thu được B. Biết rằng khi xử lí C với SiO2 và than cốc thu được X, còn trong trường hợp không có than cốc thu được D. D tan được trong cả dung dcihj axit loãng và kiềm loãng. Lập luận xác định cấu trúc các chất chưa biết và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 3. Hòa tan hết 17,52 gam hỗn hợp X gồm MgO, Al(NO3)3, Mg và Al vào dung dịch chưa KNO3 và 0,47 mol H2SO4 (đun nóng nhẹ). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2. Tỷ khối của Z so với H2 bằng 13. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,07 mol KOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 8 gam rắn. Tính phần trắm số mol của MgO có trong hỗn hợp X? Câu 4: (4 điểm) 1. a. Axit squaric có công thức phân tử C4H2O. Ở điều kiện thường axit squaric ở trạng thái tinh thể màu trắng, tan tốt trong nước. Axit squaric là axit tương đối mạnh so với các axit hữu cơ thường gặp (CH3COOH có pKa = 4,76). Hằng số phân ly axit của axit squaric là pKa1 = 1,5 và pKa2 = 3,4. Trong ion squarat C4O42- độ dài các liên kết CC bằng nhau (1,47 Å), các lien kết CO bằng nhau (1,26 Å). Đề xuất công thức cấu tạo của axit squaric. Biểu diễn cấu trúc của ion squaric.