Đề thi thử môn Hóa de thi thu thptqg nam 2017 mon hoa truong thpt chuyen le quy donda nang lan 1 file word co loi giai

WORD 13 0.153Mb

Đề thi thử môn Hóa de thi thu thptqg nam 2017 mon hoa truong thpt chuyen le quy donda nang lan 1 file word co loi giai là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPTQG_Lần 1_Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn_Đà Nẵng Môn: HÓA HỌC – Năm: 2017 Câu 1: Do tồn tại đồng thời các nhóm chức có tính chất axit và bazơ trong phân tử, nên tùy thuộc số lượng các nhóm này, dung dịch (nước) của các amino axit khác nhau có thể có môi trường axit, bazơ, hoặc gần trung tính khác nhau. Dung dịch amino axit có kí hiệu nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?  A. Ala. B. Gly C. Lys D. Glu Câu 2: Khoảng 91 trong số 117 nguyên tố hóa học là kim loại; các nguyên tố còn lại là phi kim hoặc á kim. Phát biểu nào dưới đây về đặc trưng cấu tạo và tính chất của kim loại là sai?  A. Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn đều là nguyên tố kim loại.  B. Nguyên tử kim loại thường có ít electron lớp ngoài cùng.   C. Các kim loại đều có màu trắng bạc, có khả năng dẫn điện.   D. Kim loại chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học.   Câu 3: Natri là một kim loại mềm, nhẹ, màu trắng bạc, có hoạt tính hóa học rất cao. Để bảo quản kim loại natri, người ta thường  A. ngâm trong cồn tuyệt đối.  B. để trong lọ nhựa sẫm màu. C. để trong lọ thuỷ tinh sẫm màu.  D. ngâm trong dầu hoả.  Câu 4: Ngoài tính chất tương tự như ánh kim,dẫn điện, dẫn nhiệt, và tính dẻo; các kim loại có độ cứng, khối lượng riêng, và nhiệt độ nóng chảy khác nhau khá nhiều. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có khối lượng riêng cao nhất lần lượt là A. Ag và W B. Ag và Os C. Au và W D. Au và Os Câu 5: Amin là loại hợp chất hữu cơ quan trọng, đóng nhiều chức năng khác nhau trong các cơ thể sinh vật, như kiểm soát các hoạt động sinh học, truyền dẫn thần kinh, hay chống lại các tác nhân xâm nhập có hại. Vì có hoạt tính sinh học cao mà các amin cũng được sử dụng nhiều như các loại thuốc và biệt dược. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?  A. Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.  B. Isopropylamin là amin bậc hai. C. Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom.  D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. Câu 6: Muối X tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa đỏ nâu. X là A. Mg(NO3)2 B. CrCl3 C. FeCl3 D. CuSO4 Câu 7: Nhóm tác nhân hóa học nào dưới đây không gây ô nhiễm nguồn nước?  A. Các khí: CO2, CH4, CFC. B. Các anion: CN–, NO2– , NO3–. C. Các cation: Hg2+, Pb2+, Fe3+.  D. Các loại thuốc bảo vệ thực vật. Câu 8: Isoamyl axetat là một este lỏng không màu, tan ít trong nước, có mùi thơm tương tự mùi chuối và lê; có thể được dùng làm hương liệu dưới dạng dầu chuối. Phân tử khối của isoamyl axetat bằng A. 130 B. 118 C. 132 D. 116 Câu 9: Axit axetic là một chất lỏng không màu có công thức CH3COOH; giấm ăn là dung dịch (nước) của chất này có nồng độ khoảng 3%-9% về thể tích. Etyl axetat là chất lỏng không màu, có công thức CH3COOC2H5 có mùi thơm nhẹ, thường được làm dung môi. Axit axetic và etyl axetat đều phản ứng với chất nào dưới đây? A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch NaHCO3.  C. dung dịch NaOH.  D. bột kẽm Câu 10: Nước cứng (nước có chứa hàm lượng lớn Ca2+ và Mg2+) có nhiều tác hại như: có thể làm tắc các đường ống dẫn nước, hao tốn nhiên liệu trong các nồi hơi và có thể gây nổ nồi hơi; làm giảm tác dụng của xà phòng, làm quần áo nhanh mục nát; khi nấu ăn, nước cứng làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị; làm hỏng các dung dịch cần pha chế .... Giải pháp tốt nhất làm mềm nước có độ cứng vĩnh cửu là A. đun nóng dung dịch nước nước cứng.  B. dùng dung dịch natri hiđroxit.  C. dùng dung dịch natri cacbonat.  D. dùng dung dịch canxi hiđroxit.  Câu 11: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng và dung dịch HC1 loãng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH đun nóng. (2) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH. (3) Cho glixerol tác dụng với kim loại Na. (4) Cho saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. (5) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. (6) Đun nóng hỗn họp triolein và hiđro (xúc tác Ni). Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 13: Este nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1:2?  A. Phenyl axetat B. Anlyl fomat C. Benzyl axetat D. Vinyl fomat  Câu 14: Cho các phát biểu sau: (1) Nên dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt fructozơ và glucozơ; (2) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại; (3) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng; (4) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau; (5) Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và anđehit đơn chức. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 15: Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp rắn X gồm CuO, MgO đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy A. Y tan một phần và có hiện tượng sủi bọt khí.  B. Y